Đàm phán liên Triều - hành trình dài

Theo dự kiến, ngày 27-4 tới, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Hội nghị thượng đỉnh liên Triều có thể là tiền đề cho các thảo luận quan trọng hơn giữa ông Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump, dự kiến diễn ra vào đầu tháng 6 tới. 

AP điểm lại quá trìnTháng 10-1994 ­- 2002: Chính quyền Tổng thống Clinton đạt được thỏa thuận hạt nhân với Bình Nhưỡng, chấm dứt những tháng năm lo ngại chiến tranh do Triều Tiên dọa rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) và chuyển đổi kho dự trữ nhiên liệu hạt nhân thành bom hạt nhân. Theo thỏa thuận khung, Triều Tiên ngừng xây dựng 2 lò phản ứng hạt nhân. Đổi lại, Mỹ xây cho Triều Tiên 2 nhà máy điện hạt nhân có lò phản ứng nước nhẹ, hỗ trợ 500.000 tấn dầu/năm. Tuy nhiên, hai bên đã không tuân thủ theo đúng thỏa thuận. Thỏa thuận khung tiếp tục bị bỏ lửng khi vào tháng 1-2002 Tổng thống Bush gọi Triều Tiên, Iran, Iraq là “trục ma quỷ”. Washington ngừng chuyển dầu, Bình Nhưỡng tái khởi động chương trình vũ khí hạt nhân.

Năm 2003-2006: Đáp lại lập trường cứng rắn của Washington, Triều Tiên công bố vào năm 2003 đã chế tạo được thiết bị hạt nhân và sẽ rút khỏi NPT. Điều này đã đưa Mỹ trở lại bàn đàm phán. Các cuộc đàm phán 6 bên Mỹ, Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga bắt đầu tại Bắc Kinh vào tháng 8-2003. Tháng 9-2005, Triều Tiên chấp nhận một thỏa thuận chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân để đổi lấy viện trợ. Thỏa thuận này bị phá vỡ sau khi Bộ Tài chính Mỹ ra lệnh cho các ngân hàng Mỹ cắt đứt quan hệ với Ngân hàng Banco Delta Asia của Macau với cáo buộc giúp Triều Tiên rửa tiền. Tháng 10-2006, Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên.

Năm 2007-2009: Vài tuần sau vụ thử, Triều Tiên đồng ý tiếp tục đàm phán. Tháng 2-2007, Mỹ và 4 quốc gia khác đạt được thỏa thuận cung cấp cho Triều Tiên gói viện trợ trị giá khoảng 400 triệu USD đổi lấy việc Triều Tiên vô hiệu hóa các cơ sở hạt nhân và cho phép các thanh sát viên quốc tế vào nước này. Tháng 6-2008, Triều Tiên phá hủy tháp giải nhiệt tại lò phản ứng Nyongbyon. Đến tháng 9-2018, Triều Tiên tuyên bố tiếp tục tái chế plutonium, cho rằng Washington không làm đúng cam kết loại nước này khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố. Tháng 10 cùng năm, chính quyền Tổng thống Bush rút Triều Tiên khỏi danh sách sau khi nước này đồng ý tiếp tục vô hiệu hóa nhà máy hạt nhân của mình. Nhưng đến tháng 12-2018, Triều Tiên từ chối các biện pháp xác minh do Mỹ đề xuất. Đàm phán 6 bên bị đình trệ. Tháng 5-2009, Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân lần thứ hai, vài tháng sau khi Tổng thống Obama nhậm chức.

Năm 2012: Tháng 2-2012, ông Kim Jong-un đạt được thỏa thuận với chính quyền Tổng thống Obama ngưng sản xuất vũ khí hạt nhân và thử nghiệm tên lửa, làm giàu uranium, cho phép thanh sát viên quốc tế theo dõi hoạt động hạt nhân để đổi lấy viện trợ lương thực. Mỹ đã hủy bỏ thỏa thuận này vào tháng 4-2012, khi Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa mà nước này tuyên bố chế tạo để phóng vệ tinh. Vụ phóng thất bại. Triều Tiên chỉ trích Mỹ “phản ứng thái quá” và phóng thêm một tên lửa tầm xa khác vào tháng 12, thông báo đã phóng thành công vệ tinh vào không gian.

Năm 2013: ông Kim Jong-un thông báo sẽ theo đuổi chính sách “byungjin”, phát triển đồng thời hạt nhân và tăng trưởng kinh tế.

Năm 2018: Triều Tiên đột ngột tiếp cận phương thức ngoại giao sau một loạt các vụ thử vũ khí năm 2017, trong đó có cả một vụ bị tố cáo nổ ngầm một đầu đạn hạt nhân và 3 lần ra mắt các ICBM có thể tấn công đất liền Mỹ. Nhiều diễn biến tích cực đã được ghi nhận. Các quan chức Hàn Quốc và Mỹ nói rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang cố gắng cứu nền kinh tế khỏi các lệnh trừng phạt, còn một số nhà phân tích nhận xét nhà lãnh đạo này bước vào các cuộc đàm phán với vị trí nặng ký sau tuyên bố đã hoàn tất năng lực hạt nhân hồi tháng 11 năm ngoái. Cũng có chuyên gia cho rằng chương trình hạt nhân của Triều Tiên hiện nay quá tiên tiến để có thể quay trở lại gần bằng không.h hình thành các bước đàm phán giữa các bên.

Tin cùng chuyên mục