Đại học đầu tiên đẩy mạnh nghiên cứu - đào tạo - sản xuất

Gặp gỡ tại “Kết nối nhà khoa học và doanh nghiệp trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” vừa được Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức.
PGS-TS Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành thăm sinh viên đang thực hành tại Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Đak Nông
PGS-TS Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành thăm sinh viên đang thực hành tại Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Đak Nông

Ngày 11-9, hơn 100 nhà khoa học là các giáo sư, tiến sĩ đại diện cho giới khoa học trên cả nước cùng với lãnh đạo cấp cao đến từ các doanh nghiệp như  FPT, CMC, Microsoft Việt Nam, Oracle Việt Nam… gặp gỡ tại “Kết nối nhà khoa học và doanh nghiệp trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” do Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức.

Đây là sáng kiến nhằm đẩy mạnh ứng dụng khoa học sáng tạo vào thực tiễn trước những biến đôi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 

Đại học đầu tiên đẩy mạnh nghiên cứu - đào tạo - sản xuất ảnh 1 PGS-TS Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành phát biểu khai mạc hội thảo
Hội thảo là dịp để các nhà khoa học đại diện cho nền khoa học công nghệ (KHCN) gặp mặt với các tổ chức doanh nghiệp trên thị trường  kết nối lại với nhau dựa trên Sàn tri thức Novelind, nhằm tạo nên một thị trường KHCN của Việt Nam. Qua đó, tăng cường sự hợp tác trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, nỗ lực xây dựng một cộng đồng khoa học – doanh nghiệp lấy xã hội làm trung tâm, cùng chia sẻ, giúp đỡ, hợp tác góp phần nâng cao vị thế, giá trị của các sản phẩm khoa học nước nhà, cùng đẩy mạnh nền kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào chính nguồn nội lực của Việt Nam. 

Trong bối cảnh cả thế giới chuẩn bị bước vào kỉ nguyên mới, hầu hết các nhà làm khoa học đều mong muốn tạo ra một bước đột phá trong hoạt động mang tính khoa học kỹ thuật, từ các công trình nghiên cứu sáng tạo ra được những sản phẩm mang tính ứng dụng cao.

Để làm được điều này, cần có sự bắt tay giữa nhà khoa học và doanh nghiệp, đây được xem là con đường tốt nhất để đưa các công trình khoa học vào cuộc sống. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, các kết quả nghiên cứu KHCN được ứng dụng triển khai vào thực tiễn còn hạn chế, thiếu kết nối giữa nhà khoa học và doanh nghiệp, nhiều sản phẩm nghiên cứu hữu ích, có giá trị thực tiễn cao nhưng không được chuyển giao. Hội thảo lần này, sẽ giải quyết tất cả những thách thức mà bài toán đặt ra. Theo đó, các đại biểu tham gia sẽ thảo luận về những sáng kiến trong việc tăng cường mối quan hệ giữa nhà khoa học, doanh nghiệp và các trường đại học cũng như các cơ sở nghiên cứu, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước. 

Dịp này, trường cũng thành lập Viện Công nghệ 4.0 do TS Dương Trọng Hải làm Viện trưởng và giới thiệu về Sàn tri thức Novelind. Sàn tri thức được hình thành với các mục tiêu làm cầu nối giữa nhà khoa học và doanh nghiệp thông qua giải quyết cá thách thức từ doanh nghiệp bằng kết quả nghiên cứu từ nhà khoa học. Đây cũng là bước đệm tạo nên hệ sinh thái KHCN, nơi mà các cá thể (bao gồm doanh nghiệp và nhà khoa học) cộng sinh để chia sẻ và bổ sung cho nhau trên 3 yếu tố của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là: nghiên cứu - đào tạo - sản xuất, tạo nên một môi trường thuận lợi thúc đẩy sự phát triển sự sáng tạo của khoa học công nghệ và sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Sàn tri thức không chỉ là nơi các giao dịch được diễn ra, mà còn là cộng đồng chia sẻ, có sự tham gia của tất cả các nhà khoa học với mong muốn đổi mới sáng tạo vì xã hội. 

Đại học đầu tiên đẩy mạnh nghiên cứu - đào tạo - sản xuất ảnh 2 Các nhà khoa học, doanh nghiệp cắt băng khánh thành Sàn tri thức Novelind của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành 
 Cũng tại buổi hội thảo, trường đã giới thiệu nhiều sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao do trường sản xuất tại Trung tâm Ứng dụng Nông nghiệp Công nghệ cao (Khoa Công nghệ sinh học) tỉnh Đắk Nông. Trung tâm có tổng diện tích là 2,8 ha. Trong đó 1,1 ha là trồng cà phê TR4, giống cà phê hiện được bà con nông dân tin dùng với khả năng sinh trưởng mạnh, kháng bệnh và cho năng suất cao, có thể lên tới 10 tấn nhân/ha; 0,7 ha trồng giống bơ BLĐ-034 (giống bơ này hiện đang được bà con nông dân phản hồi rất tốt vì đem lại năng suất cao, chịu được sâu bệnh, tỷ lệ đóng trái cao và cho thu hoạch gần như quanh năm, có thể xem là giống bơ trái vụ nên hiệu quả kinh tế rất lớn); 1 ha là khu thực nghiệm Nông nghiệp Công nghệ cao trồng rau sạch theo mô hình nhà kính hiện có 1.000 cây cà chua beef  và 1.000 cây ớt Nhật.
Đây là hai loại cây trồng này đều được trồng theo công nghệ của Hà Lan, sử dụng hệ thống tưới của Israel, và bón phân bằng hệ thống nhỏ giọt tự động. Tổng sản lượng cà chua và ớt mà trung tâm thu hoạch được là gần 1 tấn mỗi tháng, có thể thu liên tục trong vòng 8 tháng.
Đại học đầu tiên đẩy mạnh nghiên cứu - đào tạo - sản xuất ảnh 3 PGS-TS Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành thăm sinh viên đang thực hành tại Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Đak Nông
 Ngoài cơ sở trên, Viện Sinh học Nông nghiệp của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã có nhiều năm nghiên cứu và đưa mô hình trồng rau thủy canh vào ứng dụng thực tiễn. Viện còn trực tiếp ươm tạo giống, nghiên cứu điều kiện canh tác, nhiệt độ, chế độ dinh dưỡng… để tìm phương pháp tối ưu cho năng suất cao.

Đặc biệt, Khoa Môi trường – Thực phẩm – Hóa đã đồng hành cùng nông dân với nhiều ứng dụng công nghệ tiên tiến được cập nhật từ Thái Lan, tạo ra các sản phẩm từ nguồn nông sản cho năng suất cao như: chanh sấy đen nguyên trái, dưa chuột An Giang dầm giấm với hạt mù tạc, tương ớt, tương cà miền Tây, bưởi Bến Tre tách múi đóng hộp, cider táo xanh Ninh Thuận... Đặc biệt, sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm với sự hỗ trợ, giúp đỡ của các thầy cô trong khoa hiện có thể tự làm bánh mì và bán thực nghiệm tại trường.

Ngoài ra, nhiều mô hình khởi nghiệp của sinh viên Khoa Môi trường – Thực phẩm – Hóa dưới sự hướng dẫn của TS Lê Quốc Tuấn đã cho ra mắt nhiều ý tưởng khởi nghiệp mang tính đột phá từ những sản phẩm truyền thống, ứng dụng công nghệ tiên tiến và cập nhật phù hợp với điều kiện, con người Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục