Chiều 17-10, UBND TP Đà Nẵng tổ chức hội thảo “Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường” giai đoạn 2021-2030.
Xây dựng một hình mẫu về thành phố môi trường
Theo ông Trần Văn Miên, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, để tiếp tục xây dựng Đà Nẵng đạt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị, việc triển khai đề án “Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường” giai đoạn 2021-2030 phù hợp với mục tiêu phát triển của thành phố theo hướng đô thị sinh thái nhằm đề ra lộ trình, quan điểm, mục tiêu, chính sách và các dự án, nhiệm vụ ưu tiên xây dựng thành phố trong giai đoạn đến.

Vì vậy, giai đoạn 2021-2030, đề án đã đề xuất 4 nhóm tiêu chí với 27 thông số cụ thể như nhóm về phòng ngừa ô nhiễm, nhóm về cải thiện môi trường, nhóm về bảo tồn thiên nhiên và nhóm về tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức.
“Với vai trò là trung tâm của khu vực miền Trung – Tây Nguyên trên nhiều lĩnh vực, Đà Nẵng cần nhận thức được ý nghĩa của việc liên kết vùng là tất yếu nhằm khai thác được tối đa lợi thế của địa phương trong mối quan hệ gắn hết với các địa phương lân cận; phát triển kinh tế dựa trên sự bảo tồn, khai thác bền vững hệ sinh thái biển, chú trong kiểm soát ô nhiễm biển và đại dương, chất thải nhựa trên biển, chú trọng các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, carbon thấp”, ông Nhân cho hay.
Người dân là nhân tố xây dựng các tiêu chí
Ông Naoki Mori, chuyên gia Nhật Bản đưa ra các đề xuất trong đó có đề xuất lồng ghép sự tham gia của cộng đồng vào kế hoạch quản lý môi trường. Ông đưa ra các chỉ số liên quan đến sự tham gia của cộng đồng với môi trường như số trường hợp giải quyết khiếu nại của người dân về ô nhiễm; số hỗ trợ của cộng đồng cho các hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường; số người tham gia khảo sát môi trường sống tự nhiên trong cộng đồng; số lớp môi trường giao cho cộng đồng và trường học…
Theo ông Lê Phong Nguyên, giảng viên Khoa Kiến Trúc, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, bộ tiêu chí về các vấn đề môi trường cần phải thể hiện được sự liên hệ chặt chẽ với các vấn đề liên quan khác như các vấn đề về quy hoạch đô thị hay giao thông đô thị. Đề án về thành phố môi trường không nên xây dựng một cách độc lập mà cần thiết phải có sự liên hệ tối đa với các đề án về quy hoạch không gian đô thị, đề án về giao thông…

Ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở TN-MT Đà Nẵng cũng nhìn nhận vai trò của người dân vô cùng quan trọng, theo ông, các tiêu chí đặt ra phải có sự tham gia quản lý, giám sát của người dân chứ không thể các nhà quản lý đề ra tiêu chí rồi tự đánh giá. Khi có sự tham gia của người dân, phát huy vai trò của cộng đồng mới phát huy được hiệu quả và có tính thiết thực.

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng ra mắt Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao

Đà Nẵng: Dự án khu khám chữa bệnh xây dựng không phép

Đà Nẵng: Trao quà Tết cho người Cơ Tu, người Hoa tại huyện Hòa Vang

Đà Nẵng thiết lập trạm y tế lưu động tại khu công nghiệp

Đà Nẵng triển khai tiêm vaccine lưu động tại nhà cho người già, người có bệnh nền

Đà Nẵng sẽ có khu trung tâm dữ liệu trị giá 100 triệu USD

Đà Nẵng bắt đầu tiêm vaccine phòng Covid-19 cho gần 35.000 trẻ em từ 12-15 tuổi

Đà Nẵng nỗ lực hình thành thói quen quét mã QR

Đà Nẵng: Chuyển cấp độ từ 2 lên 3 với 2 phường thuộc quận Sơn Trà
