
Nội dung kế hoạch cũng cho biết, thành phố Đà Nẵng sẽ khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức cá nhân tham gia đầu tư tàu du lịch để phục vụ khách có nhu cầu tham quan tuyến theo tiêu chuẩn quy định, chú trọng loại hình dịch vụ vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng trên tàu (khách sạn nổi, tàu lưu trú, ngủ đêm trên tàu…), thời gian kêu gọi đầu tư từ quý II-2019.

Dù vậy, nếu phương tiện nhỏ hơn có thể sẽ xem xét chấp nhận được, nhưng dù muốn hay không Đà Nẵng cũng phải ngồi lại với thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam tìm giải pháp phù hợp trước khi thực hiện chứ không thể đơn phương đưa ra kế hoạch mà không có ý kiến từ phía Quảng Nam.

Tháng 4-2015, UBND TP Hội An đã ban hành Quy định “Cấm quay đầu” với các doanh nghiệp vận chuyển du lịch, đồng thời khống chế số lượng khách ra đảo mỗi ngày 3.000 người do lo ngại những tác động tiêu cực từ du lịch mang lại như thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt, thiếu hụt thực phẩm, ô nhiễm môi trường…

“Thành phố đã giao Phòng Quản lý Đô thị làm việc với Sở GT-VT tỉnh để nếu Đà Nẵng có mời thì ra làm việc. Nhưng theo tôi, sau lễ hai bên phải làm việc cụ thể mới biết được mục đích của Đà Nẵng là gì, chứ bây giờ cũng chỉ nghe thông tin kế hoạch chung chung thôi”, ông Dũng nói.
Tính đến hết quý I-2019 có khoảng 40 doanh nghiệp đang hoạt động vận chuyển đưa đón khách du lịch tuyến Cửa Đại – Cù Lao Chàm. Năm 2018 Cù Lao Chàm đón hơn 420 nghìn lượt khách tham quan, lưu trú. Dự kiến năm nay số khách sẽ được khống chế khoảng 450 nghìn lượt. |
Tin cùng chuyên mục

Hội chợ Du lịch Quốc tế TPHCM dự tính thu hút 22.000 lượt khách

Lữ hành Saigontourist dự kiến phục vụ hơn 30.000 lượt khách dịp Lễ 2-9

Khách du lịch tăng mạnh, tour Lễ 2-9 sắp đầy

Thừa Thiên - Huế: Thí điểm đưa xe buýt 2 tầng vào phục vụ du khách

8 khách sạn, khu nghỉ dưỡng mới của Việt Nam được giới thiệu trên CNN Travel

Đề xuất phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại 167 khu rừng đặc dụng

Tây Ninh nhìn từ trên cao

TPHCM đón đoàn khách MICE quốc tịch Nam Phi

Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group 2022
