Người dân đồng thuận cao
Tại tổ dân phố 50 phường Thanh Bình (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng), hầu hết người dân đang sống trong các hẻm nhỏ dưới 2m, nhà ở sát nhau, diện tích chật hẹp, không đảm bảo khoảng cách an toàn trong phòng chống dịch.
Ngay khi liên tiếp nhận được số ca mắc Covid-19 ở những khu hẻm, địa phương đã tiến hành vận động, di dời một phần số nhân khẩu trong tổ đến nơi cách ly tập trung khác, giãn dân trong khu vực nguy cơ rất cao. Giải pháp này cũng nhận được sự đồng thuận từ người dân.

“Tuy hơi bất tiện nhưng mình thấy quyết định này phù hợp với tình hình thực tế. Do việc di dời trong thời gian ngắn nên việc chuẩn bị khá vội vàng, có một số lo lắng về ăn uống, ngủ nghỉ”, chị Vân chia sẻ.

“Khi được đề nghị di dời, gia đình chúng tôi vừa mừng lắm cũng vừa lo. Mừng vì có thể ra khỏi vùng nguy hiểm. Tuy vậy, giai đoạn giãn cách, tôi thật sự lo chi phí ăn ở tại khu tập trung vì mình không dự trữ thực phẩm mà kinh tế cũng hạn hẹp dần sau 20 ngày”, anh Tuấn nói.

“Lực lượng khẩn trương phun khử khuẩn các hẻm, tăng cường tuần tra, tránh để mất mát tài sản của người dân; giám sát việc chấp hành biện pháp phòng, chống dịch đối với những người được ở lại”, ông Lâm cho hay.
Hỗ trợ 80.000 đồng cho người dân chấp thuận giãn dân
Theo ông Lê Tự Gia Thạnh, Chủ tịch UBND quận Hải Châu, phường Thanh Bình (quận Hải Châu) và phường Tam Thuận (quận Thanh Khê) tiếp giáp nhau. Hiện phường Tam Thuận là điểm nóng về dịch bệnh Covid-19 nên việc giãn dân ở kiệt 72 Nguyễn Tất Thành thuộc phường Thanh Bình là cần thiết.


Ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đánh giá cao địa phương đã sâu sát, kịp thời vận động, tạo tâm lý ổn định để người dân yên tâm di dời phòng tránh dịch. Ông Quảng cho rằng, các địa phương cần trao đổi, chia sẻ thông tin khi phát hiện những trường hợp F0 sinh sống ở khu vực khác. Không được có sự tách bạch địa giới trong việc phòng, chống dịch. Phường Tam Thuận đã chủ động có biện pháp giãn dân để giảm nguy cơ lây nhiễm thì phường Thanh Bình nhanh chóng lên phương án hợp lý, tiến hành nhanh gọn và đảm bảo an toàn.

Ông Quảng thống nhất với các đề xuất của địa phương và yêu cầu chính quyền địa phương, cơ sở tiếp tục quan tâm đến việc ăn uống, sinh hoạt của bà con vừa được đưa đến ở tạm tại nơi cách ly. Theo đó, Văn phòng Thành ủy sẽ sớm có thông báo kết luận triển khai các chủ trương này, nhất là về chính sách hỗ trợ người dân thực hiện giãn dân phòng, chống dịch.
“Mặc dù dân thì chưa phải là những F1 tuy nhiên họ ở những vị trí có nguy cơ tiếp xúc, hoàn toàn có cơ sở để xác định họ là F liên quan. Đối với họ, về mặt chế độ chính sách chúng ta áp dụng như là khi áp dụng ở khu cách ly tập trung. Các điều kiện quản lý cũng phải thực hiện như thế. Đây là một yêu cầu, biện pháp mới thì chúng ta phải có chính sách mới chứ chúng ta không cứng nhắc trong việc này, có vậy thì người dân mới an tâm thực hiện chủ trương của chúng ta”, Bí thư Thành ủy TP Đà Nẵng cho biết.
Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng bác bỏ thông tin học sinh buộc phải tiêm vaccine Covid-19 để được nhập học

Thu hút nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài vào sự phát triển của Đà Nẵng

Lan tỏa văn hóa đọc từ thư viện số

Hội chợ nông nghiệp Hòa Vang - liên kết phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Du lịch Đà Nẵng tìm giải pháp chuyển đổi số, chuẩn hóa hoạt động kinh doanh

Đà Nẵng đẩy mạnh du lịch golf thu hút khách Hàn Quốc

Đà Nẵng: Nhiều khó khăn khi mua sắm thiết bị, vật tư y tế

Vụ ngộ độc thực phẩm ở Đà Nẵng: Giải pháp lâu dài cần sự tham gia quyết liệt của người tiêu dùng

Hơn 400 gian hàng tham gia Hội chợ EWEC - Đà Nẵng 2022
