Bệnh nhân được can thiệp, đặt máy tạo nhịp tim tạm thời cấp cứu qua đường tĩnh mạch, trước khi đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.
Sau can thiệp, nhịp tim người bệnh trở lại bình thường (60 lần/phút). Hiện tại, bà X. ổn định và đã được xuất viện sau 5 ngày theo dõi và điều trị. Bác sĩ Nguyễn Thanh Nhân, khoa Tim mạch, Bệnh viện Hoàn Mỹ, cho biết người bệnh may mắn được người nhà hồi sức có nhịp tim trước khi đưa vào bệnh viện cấp cứu. Đảo ngược phủ tạng là tình trạng dị tật bẩm sinh, trong đó các cơ quan nội tạng trong ngực, bụng đảo ngược vị trí so với bình thường, có thể đảo ngược hoàn toàn hoặc một vài cơ quan đơn thuần.
Đây là dạng dị tật có tính di truyền gen lặn tương đối hiếm gặp. “Trong tình trạng cấp cứu, đặt máy tạo nhịp tạm thời là một trong những phương pháp điều trị tối ưu cho người bệnh có nhịp tim chậm, suy nút xoang, tiếp sau đó là đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn. Ngoài ra, đặt máy tạo nhịp còn điều trị cho người bệnh suy tim giai đoạn 4 để phòng ngừa rung thất”, bác sĩ Nguyễn Thanh Nhân cho biết.
Tin cùng chuyên mục

Ngày 25-6, ghi nhận 657 ca nhiễm Covid-19 mới

Khẩn trương đấu thầu, bằng mọi giải pháp cung ứng đủ thuốc BHYT

TPHCM phấn đấu trên 90% dân số được tiêm mũi 3 và các đối tượng phù hợp được tiêm mũi 4

Dồn dập nhập viện vì sốt xuất huyết

Hiệu lực của vaccine Covid-19 giảm theo thời gian: Cần được tiêm nhắc

Bộ Y tế thu hồi số đăng ký kit xét nghiệm SARS-CoV-2 của Việt Á

Ngày 24-6 có 653 ca mắc Covid-19, không có ca tử vong

TPHCM mở chiến dịch tổng vệ sinh phòng sốt xuất huyết

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về các đối tượng tiêm vaccine Covid-19
