Cù Lao Chàm: “Bảo tồn để phát triển, phát triển cho bảo tồn”

Chiều 25-5, tại xã đảo Tân Hiệp, TP Hội An, UBND TP Hội An tổ chức Tọa đàm "Bảo tồn để phát triển, phát triển cho bảo tồn" - nhân kỷ niệm 10 năm Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp) được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Tham dự tọa đàm có hơn 200 đại biểu, lãnh đạo các bộ ngành, các địa phương, các nhà quản lý, nhà khoa học, đại diện 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới khác ở Việt Nam và đông đảo người dân đang sinh sống tại Cù Lao Chàm.

Tại buổi toạ đàm, ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An cho biết, năm 2019 là một năm đặc biệt, đánh dấu cột mốc 10 năm kể từ ngày Cù Lao Chàm – Hội An trở thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Cù Lao Chàm: “Bảo tồn để phát triển, phát triển cho bảo tồn” ảnh 1 Năm 2018 tổng số khách tham quan Cù Lao Chàm hơn 415.000 người
Trong 10 năm qua, vùng lõi Cù Lao Chàm là điểm sáng trong công tác bảo tồn biển, bảo vệ môi trường với những mô hình thành công đầu tiên của cả nước như: nói không với túi nilon, mô hình phục hồi san hô, chuyển vị rùa biển…

Theo bà Trần Thị Hồng Thúy, Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, sau 10 năm được công nhận khu dự trữ sinh quyển thế giới, bên cạnh thành tựu về bảo tồn, phát triển kinh tế - xã hội địa phương, một trong những thành công quan trọng chính là nhận thức của cộng đồng cư dân được thay đổi. 

Cù Lao Chàm: “Bảo tồn để phát triển, phát triển cho bảo tồn” ảnh 2 Trong 10 năm qua, vùng lõi Cù Lao Chàm là điểm sáng trong công tác bảo tồn biển, bảo vệ môi trường
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, Cù Lao Chàm vẫn chưa xác lập khu rừng đặc dụng, các công trình xây dựng trên đảo đã tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, sạt lở đất che phủ rạng san hô và vấn đề ô nhiễm môi trường… Điều này tác động tiêu cực và chia cắt hệ sinh thái Cù Lao Chàm cần được nghiên cứu sâu và đưa ra giải pháp để bảo tồn Khu Dự trữ Sinh quyển thế giới bền vững hơn trong những năm tiếp theo.

Tin cùng chuyên mục