
Hội thảo đã giới thiệu các xu hướng vận hành, phát triển mô hình công viên khoa học tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Malaysia; mô hình trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia và các chính sách hỗ trợ; mô hình tích hợp quy hoạch đô thị chung vào quy hoạch phát triển Công viên khoa học tại TPHCM.

Theo PGS-TS Nguyễn Anh Thi, Trưởng ban Quản lý KCNC TPHCM, từ năm 2015, Công viên khoa học được UBND TPHCM phê duyệt thành lập và triển khai đầu tư xây dựng trên diện tích khoảng 197ha tại phường Long Phước, quận 9. Đầu năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng TPHCM đến năm 2025, trong đó có điều chỉnh chức năng sử dụng đất tại Công viên khoa học. Trên cơ sở đó, Ban Quản lý KCNC đang triển khai các bước để đầu tư, phát triển hạ tầng cho công viên này.
PGS-TS Nguyễn Anh Thi cho biết, Công viên khoa học của TPHCM với định hướng gắn kết KCNC hiện hữu, là hạt nhân của đô thị đổi mới sáng tạo phía Đông, tạo điều kiện cho các hoạt động nghiên cứu triển khai, ứng dụng công nghệ và thương mại hóa công nghệ cao, làm nền tảng thúc đẩy năng lực cạnh tranh chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của thành phố và cả nước.
Tin cùng chuyên mục

Đột phá trong quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đẩy nhanh việc chuyển đổi số trong quản lý dân cư

Đào sỏi, có kiếm ra vàng?

TPHCM cần có chương trình ứng dụng 5G

Bảo vệ dữ liệu cá nhân là tối quan trọng

Viettel định hình là nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu Việt Nam

FPT lập liên doanh chuyển đổi số với Toyota

Công ty M3 cung cấp thiết bị cho Tập đoàn Hàng không vũ trụ Meggitt

Tấn công giao dịch qua điện thoại, lừa đảo qua Facebook gia tăng
