Công nhận Chiến lược nông lâm nghiệp tích hợp của APP

Tổng cục Môi trường Việt Nam (VEA) vừa trao giấy chứng nhận cho Tập đoàn Giấy và Bột giấy Châu Á (APP) về Chiến lược nông lâm nghiệp tích hợp (IFFS) tại Hội chợ Quốc tế về sản phẩm sinh thái (EPIF) năm 2017. 
EPIF 2017 diễn ra từ ngày 11 đến 13-5 với chủ đề “Công nghệ và sản phẩm xanh - Hành động vì tương lai”, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (quận 7, TPHCM) nhằm thúc đẩy, nâng cao năng suất, kết hợp hài hòa phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững trong sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ và công nghệ thân thiện với môi trường.
Được thiết kế để trao quyền cho cộng đồng ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro cháy rừng, IFFS được kỳ vọng nâng cao nhận thức kết hợp với khuyến khích áp dụng các phương pháp nông lâm tích hợp hiện đại trong canh tác nhằm giúp người dân địa phương cải thiện chất lượng sống. Từ việc nâng cao chất lượng sống và thúc đẩy các phương pháp canh tác thân thiện với môi trường, APP đặt mục tiêu giảm thiểu tình trạng đốt rừng lấy đất. Đây là lần thứ 2, APP được vinh danh vì các hoạt động môi trường, bên cạnh chính sách bảo tồn rừng (FCP) được EPIF công nhận trước đó. 
Ông Suhendra Wiriadinata, Giám đốc Điều hành APP, cho biết: APP rất vinh dự khi một lần nữa nhận được sự công nhận đáng khích lệ từ EPIF. Đây là sự ghi nhận nỗ lực hiện thực hóa các cam kết của chúng tôi trong việc nâng cao các thực hành môi trường. Giải thưởng này đã thể hiện phần nào những hoạt động thuộc tầm nhìn phát triển bền vững đến năm 2020 và trong tương lai sẽ còn nhiều hoạt động mà chúng tôi sẽ triển khai nhằm giảm thiểu tác hại lên môi trường. Đến thời điểm này, chúng tôi đã kêu gọi thành công 76 ngôi làng cùng tham gia. Chúng tôi đặt mục tiêu đến cuối năm 2017, sẽ có 200 làng tham gia. APP sẽ hỗ trợ về mặt tài chính ban đầu cho các làng, thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ và năng lực cũng như hòa giải nếu xảy ra tranh chấp. 
EPIF được Tổ chức Năng suất châu Á (APO) khởi xướng từ năm 2004 và được tổ chức hàng năm tại 20 thành viên APO hiện tại, gồm: Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Fiji, Hồng Công (Trung Quốc), Ấn Độ, Indonesia, Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Nepal, Pakistan, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục