Công nghệ số phát hiện hành vi bắt nạt học đường

Trong bối cảnh ngày càng có nhiều học sinh sử dụng máy tính bảng và các thiết bị điện tử, công ty viễn thông khổng lồ Nhật Bản NTT đã phát triển một hệ thống nhằm trực quan hóa mối quan hệ giữa các học sinh để xem ai là người bị cô lập (ảnh).
Công nghệ số phát hiện hành vi bắt nạt học đường

Theo đó, khi trẻ em dùng máy tính bảng để nộp bài tập, bài của các em được chia sẻ với tất cả các bạn cùng lớp. Hệ thống này phân tích số lượng bình luận và lượt yêu thích, để từ đó biết được học sinh nào có sự tương tác thường xuyên với các bạn trong lớp. Giáo viên cũng có thể sử dụng máy tính bảng riêng để xem học sinh nào không giao tiếp nhiều với các bạn và kịp thời giúp đỡ những học sinh này. Một nhân viên của NTT cho biết: “Hệ thống cho phép giáo viên phát hiện được học sinh nào trong lớp bị bỏ rơi. Nếu chúng ta có thể phát hiện sớm những học sinh này, giáo viên sẽ có thời gian can thiệp và giúp đỡ các em”.

Trong khi đó, công ty khởi nghiệp Standby ở Tokyo, Nhật Bản phát triển một hệ thống cho phép học sinh lựa chọn 2 trong 4 thông tin cần cung cấp hàng ngày, gồm tình hình sức khỏe và tâm trạng của bản thân. Những thông tin này được chia sẻ trong các giáo viên. Giáo viên cũng có thể sử dụng hệ thống để thực hiện khảo sát hành vi bắt nạt học đường và thu thập thông tin ban đầu. Công ty Standby hy vọng sẽ đi đầu trong việc phát hiện sớm và ngăn chặn nạn bắt nạt học đường.

Tin cùng chuyên mục