Công nghệ 4.0 và những mục tiêu mới của VNPT

VNPT hiện đang tập trung nguồn lực để sẵn sàng tiếp cận những công nghệ chủ lực của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 như Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn, Internet vạn vật…
 Lãnh đạo VNPT giới thiệu những giải pháp, sản phẩm công nghệ mới của VNPT với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các quan khách tại sự kiện Industry 4.0 Summit 2018
Lãnh đạo VNPT giới thiệu những giải pháp, sản phẩm công nghệ mới của VNPT với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các quan khách tại sự kiện Industry 4.0 Summit 2018

Trong 2 ngày 12 và 13-7, Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 – Industry Summit 2018 (Industry 4.0 Summit 2018) với chủ đề “Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0” đã diễn ra tại Hà Nội.

Tại đây, Tập Bưu chính và Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã trưng bày và thiệu nhiều giải pháp công nghệ liên quan đến công nghiệp 4.0 mà VNPT đã nghiên cứu, thử nghiệp và triển khai thành công ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước trong thời gian qua.

Đã từng tham dự Hội thảo và Triển lãm quốc tế về Phát triển công nghiệp thông minh – Smart Industry Word 2017 với vai trò là đơn vị tài trợ chính, VNPT đồng thời cũng giới thiệu các sản phẩm và giải pháp công nghệ nổi bật của doanh nghiệp như: các thiết bị viễn thông Wifi Access Point Indoor và Outdoor, modem ADSL, điện thoại thông minh Vivas Lotus, đầu thu truyền hình kỹ thuật số DVB-T2, thiết bị giáo dục giải trí gia đình Smartbox… Tiêu biểu trong đó là các giải pháp công nghệ IoT Connected Transportation và Connected Agriculture.

Tại sự kiện của năm 2017, VNPT cũng đã chia sẻ những góc nhìn của VNPT trong xu hướng dịch chuyển số, những chuẩn bị sẵn sàng của VNPT nhằm đón đầu nền công nghiệp 4.0. Bám sát chủ đề “Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0”, VNPT mang đến Industry Summit 2018 năm nay các sản phẩm đã được triển khai thành công và vẫn tiếp tục được nâng cấp trong thời gian tới như Cổng thông tin về du lịch, Giải pháp Smart Connected Platform trên nền tảng IoT, Giải pháp nông nghiệp thông minh, Giải pháp ngôi nhà thông minh, Giải pháp xe buýt thông minh và nhiều sản phẩm công nghệ khác…

Trong số đó, Cổng thông tin về du lịch đã được triển khai cho gần 20 tỉnh, thành phố trên cả nước, điển hình là Đà Lạt, Phú Quốc, Lào Cai, Ninh Bình, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Long và đang tiếp tục triển khai ở: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cao Bằng, Hưng Yên...

Giải pháp tận dụng tối đa các công nghệ hiện đại như: lập lịch trình, dẫn đường thông minh, tìm kiếm bằng giọng nói, tích hợp Chatbot, tích hợp các tính năng thăm quan 3D, thực tại ảo (VR), thực tại tăng cường, trí tuệ Nhân tạo, nhận diện hình ảnh, nhận diện điểm đến, dữ liệu lớn (Bigdata).

Cùng  với đó, Smart Connected Platform là nền tảng IoT do VNPT Technology – đơn vị thành viên của Tập đoàn VNPT nghiên cứu và phát triển. Nền tảng có khả năng kết nối đồ vật và làm cho đồ vật có khả năng tương tác với nhau thông qua mạng Internet. VNPT Technology sử dụng các IoT gateway để thu nhận dữ liệu và truyền tín hiệu điều khiển. IoT gateway có khả năng kết nối thiết bị đa dạng từ không dây đến có dây phù hợp với yêu cầu của người dùng. Khả năng kết nối không dây đa dạng từ bluetooh, wifi, zigbee,  đến 3G, 4G.

Các giải pháp trên nền tảng IoT khác như: Giải pháp nông nghiệp thông minh, Giải pháp xe buýt thông minh, Giải pháp ngôi nhà thông minh… cũng được VNPT trình diễn tại sự kiện Industry Summit 2018 năm nay và đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo quan khách.

Bên cạnh nhóm thiết bị viễn thông GPON ONT, Modem ADSL, Wifi Router... VNPT cũng đã mang tới triển lãm các sản phẩm công nghệ mới nhất cho người tiêu dùng như: Đầu thu truyền hình số mặt đất DVB-T2, điện thoại Smart phone Vivas S3, thiết bị giải trí tiện ích dành cho gia đình Smartbox, SmartBox PC…

VNPT tham gia sự kiện Industry 4.0 Summit 2018 với rất nhiều sản phẩm, giải pháp công nghệ mới, tiên tiến do mình tự nghiên cứu, thử nghiệp và triển khai thành công ở nhiều nơi.
Công nghệ 4.0 và những mục tiêu mới của VNPT ảnh 2
Trong thời gian qua, VNPT cũng đã triển khai các giải pháp về viễn thông và công nghệ thông tin (VT-CNTT) trên nhiều tỉnh, thành phố và thực hiện những bước đi đầu tiên ứng dụng các công nghệ 4.0 để xây dựng đô thị thông minh, hiện đại, bền vững. Hiện, VNPT đang là đối tác chiến lược của 54 UBND tỉnh/thành phố; triển khai các giải pháp chính quyền điện tử cho 61 tỉnh thành phố, cung cấp phần mềm quản lý y tế cho hơn 7.000 cơ sở y tế (trên tổng số khoảng 13.000 cơ sở y tế trên cả nước), triển khai hệ thống quản lý giáo dục cho hơn 12.000 trường học với gần 5 triệu hồ sơ học sinh.

VNPT hiện đang tập trung nguồn lực để sẵn sàng tiếp cận những công nghệ chủ lực của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 như Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn, Internet vạn vật… Trên những công nghệ nền tảng này, VNPT sẽ phát triển và triển khai cho các tỉnh thành phố những sản phẩm dịch vụ số toàn diện, phục vụ đắc lực hoạt động của các cấp chính quyền, của doanh nghiệp và cuộc sống của người dân.

Vừa qua, Tập đoàn VNPT đã thành lập Công ty Công nghệ thông tin VNPT (VNPT-IT). Đây là đơn vị chủ lực về sản phẩm dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ số của Tập đoàn. Với nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển tích hợp các giải pháp ICT phục vụ khách hàng trong và ngoài VNPT, hướng ra thị trường quốc tế; VNPT- IT sẽ là trụ cột sản xuất mới của VNPT về phần mềm và các ứng dụng CNTT.

Năm 2018 này, lãnh đạo VNPT cho biết sẽ tập trung phát triển các dịch vụ CNTT mang tính đột phá trong kinh doanh; chuyển từ khái niệm nhà mạng viễn thông (Telco) sang nhà cung cấp dịch vụ truyền thông kỷ nguyên số (DSP) nhằm chuyển đổi sang kinh doanh các dịch vụ số, các dịch vụ giá trị gia tăng, CNTT, truyền thông và công nghiệp CNTT. VNPT đang hướng tới mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ số (Digital Services) hàng đầu Việt Nam và trung tâm giao dịch số (Digital Hub) thị trường khu vực và thế giới vào năm 2030.

Tin cùng chuyên mục