Tại hội thảo, một số ý kiến cho rằng cần quy định cụ thể chế tài với các cơ quan, đơn vị chưa thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở. Đại diện TAND TPHCM cho rằng cần sửa đổi quy định để công khai các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong cơ quan, đơn vị đã có kết quả xử lý kỷ luật hoặc xử lý trách nhiệm hình sự.
Về nghĩa vụ của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, đại diện Hội Luật gia quận Tân Bình cho rằng cần kiên quyết và kịp thời đấu tranh, phản biện, phản bác các quan điểm, luận điểm, phát ngôn, phát biểu sai trái, vi phạm pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, dễ gây dư luận, hiểu lầm. Ngoài ra cũng cần quy định cụ thể chế tài, mức độ vi phạm như thế nào thì xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đại diện VKSND TPHCM góp ý, dự thảo luật cần bổ sung hình thức công khai thông tin. Cụ thể là công khai thông tin thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.
Tin cùng chuyên mục

UBTVQH họp bất thường để xem xét giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn

Hợp tác chặt chẽ đưa quan hệ Việt Nam-Indonesia lên tầm cao mới

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 5 luật vừa được Quốc hội thông qua

Bí thư Thành ủy TPHCM: Tìm giải pháp đột phá tạo xung lực mới cho thành phố phục hồi toàn diện

TPHCM chú trọng cung cấp thông tin chính thống cho đảng viên ở ngoài nước

Nâng tầm quan hệ hợp tác giữa TPHCM và TP Frankfurt (CHLB Đức)

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Luật gia Việt Nam

Thành tựu từ nỗ lực đầu tư kỹ thuật quân đội

Quân đoàn 4 tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 382
