Công đoàn cần chủ động đề xuất các vấn đề của công nhân, người lao động

Ngày 25-7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì buổi làm việc với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ảnh: VGP
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ảnh: VGP

Tại buổi làm việc, Thủ tướng đánh giá cao việc có hơn 2,4 triệu đoàn viên công đoàn, người lao động được tham gia học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiê.p. Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, đời sống của một bộ phận người lao động còn khó khăn, “có nơi lương tháng của người lao động là 15 - 20 triệu đồng nhưng có nơi lương chỉ 2,5 - 3 triệu đồng”. Bên cạnh đó là tình hình doanh nghiệp phải giải thể, phá sản, ngừng hoạt động khiến nhiều người lao động thiếu việc làm. Tình trạng nợ lương vẫn xảy ra tại một số ngành, địa phương. Tình trạng doanh nghiệp trốn đóng, chiếm dụng, nợ tiền bảo hiểm xã hội vẫn diễn ra.

Tai nạn lao động gây thiệt hại lớn về con người và tài sản (gần 9.000 vụ tai nạn lao động làm khoảng 9.000 người bị nạn, 928 người chết). Khó khăn về nhà ở, thiếu nhà trẻ, trường học ở các khu công nghiệp đã làm cuộc sống của công nhân, người lao động thêm khó khăn… Cùng với đó là quy định mới về cách tính lương hưu cho người về hưu từ 1-1 phát sinh tâm lý bất an với lao động nữ; lao động nữ trên 35 tuổi tại một số doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có việc làm không ổn đi.nh. Với tinh thần phải bảo đảm quyền lợi bình đẳng giới chứ không phải nam giới về hưu thì tốt còn nữ thì không tốt, Thủ tướng cho biết Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có tờ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ sẽ có nghị định về vấn đề này. “Những vấn đề này Chính phủ, các cấp, các ngành phải lo nhưng công đoàn cần chủ động đề xuất”, Thủ tướng lưu ý.

Về công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động trong thời gian tới, Thủ tướng đề nghị các bộ ngành và công đoàn cần phối hợp tích cực chuẩn bị cho đội ngũ công nhân trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đặc biệt, cần phối hợp làm tốt, nhanh hơn các thiết chế công đoàn, trước là nhà ở cho công nhân; thúc đẩy phát triển thị trường lao động, phòng ngừa tai nạn lao động; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động; nâng cao hiệu quả tiếp nhận, giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp bách liên quan trực tiếp đến người lao động, “nếu bức xúc ở bộ phận nhỏ không được giải quyết thì sẽ trở thành vấn đề xã hội rất lớn”. Trong đó Thủ tướng yêu cầu phải ráo riết thực hiện thiết chế công đoàn tại các khu công nghiê.p.

Kết luận về các kiến nghị, nhất là việc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ngoài giờ làm việc cho công nhân, Thủ tướng giao Bộ Y tế đề xuất giải pháp bảo đảm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh vào ngày lễ, ngày nghỉ cho công nhân, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Về giá bán điện cho công nhân thuê nhà trọ, tiếp tục thực hiện theo Thông tư 16, theo đó, việc nâng giá bán điện cho công nhân sẽ bị phạt tiền 7 - 10 triệu đồng. Các tỉnh, thành phố chỉ đạo thực hiện theo đúng quy định và thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. 

Thủ tướng cũng giao Bộ Nội vụ có báo cáo Thủ tướng kết quả rà soát và đề xuất giải pháp trong quý 4 đối với lực lượng giáo viên hợp đồng đủ tiêu chuẩn thuộc bậc học mầm non và phổ thông, có chính sách hợp lý bảo đảm quyền lợi người lao động và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Tin cùng chuyên mục