Công an TPHCM kế thừa truyền thống công an nhân dân trong chiến dịch Mậu Thân 1968

Ngày 16- 2, tại TPHCM, Bộ Công an phối hợp Thành ủy TP tổ chức Hội thảo khoa học lịch sử “Vai trò của lực lượng Công an nhân dân (CAND) trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968”.
Toàn cảnh Hội thảo khoa học lịch sử “Vai trò của lực lượng Công an nhân dân (CAND) trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968”. Ảnh: VIỆT DŨNG
Toàn cảnh Hội thảo khoa học lịch sử “Vai trò của lực lượng Công an nhân dân (CAND) trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968”. Ảnh: VIỆT DŨNG

Tham dự hội thảo có các đồng chí: đại tướng Lê Hồng Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Công an; Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM; Huỳnh Đảm, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Cùng dự có nhiều Anh hùng LLVTND, lão thành cách mạng, nhân chứng lịch sử tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968; đại diện lực lượng công an nhiều địa phương; cùng nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học…

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Tất Thành Cang, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành - Thứ trưởng Bộ Công an cùng các đại biểu trao đổi tại Hội thảo. Ảnh: VIỆT DŨNG

Thượng tướng, PGS-TS Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; đồng chí Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; Trung tướng Nguyễn Thanh Nam, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị CAND; đồng chí Thân Thị Thư, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP; đại tá Nguyễn Hồng Thái, Viện trưởng Viện Lịch sử Công an đồng chủ trì hội thảo.

Công an TPHCM kế thừa truyền thống công an nhân dân trong chiến dịch Mậu Thân 1968 ảnh 2 Thượng tướng, PGS-TS Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Website Thành ủy TPHCM

Phát biểu khai mạc, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đánh giá toàn diện về vai trò của lực lượng CAND cũng như bài học kinh nghiệm trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Theo Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, cách đây 50 năm - Tết Mậu Thân năm 1968, thực hiện chủ trương về chuyển hướng tấn công chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cuộc tổng tiến công nổi dậy của quân và dân ta nổ ra hàng loạt ở 4 thành phố lớn, 37 thị xã và hàng trăm thị trấn trên toàn miền Nam. Chiến dịch làm tan rã 600 ấp chiến lược, giải phóng hơn 100 xã với hơn 1,6 triệu dân.

Nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải gặp gỡ, trao đổi cùng các đại biểu tại Hội thảo. Ảnh: VIỆT DŨNG

Thượng tướng khẳng định đây là sự kiện có ý nghĩa chiến lược, giáng đòn quyết định, buộc chính quyền Mỹ chấm dứt chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc, chấp nhận đàm phán tại hội nghị Paris; gây chấn động nước Mỹ và dư luận quốc tế.

Trước ý nghĩa lịch sử to lớn chiến dịch Mậu Thân mang lại, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành mong muốn các đại biểu tập trung những vấn đề, như: vai trò lãnh đạo của Đảng, Trung ương cục miền Nam, Đảng đoàn Bộ Công an đối với công tác an ninh miền Nam; hoạt dộng của lực lượng CAND.

Thượng tướng đề nghị hội thảo phân tích sâu những đóng góp của lực lượng CAND; mối quan hệ phối hợp, hợp đồng chiến đấu giữa công an với quân đội; tình cảm của nhân dân đối với lực lượng an ninh miền Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Hội thảo cần nêu bật những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình chiến đấu, qua đó vận dụng vào thực tiễn trong tình hình mới.

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Tất Thành Cang, trong suốt thời kỳ cách mạng, lực lượng an ninh miền Nam luôn vững vàng về chính trị, sắc bén về nghiệp vụ, đoàn kết và phối hợp chặt chẽ với mọi lực lượng. Trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, nhân dân và các lực lượng vũ trang, trong đó có an ninh miền Nam đã có những đóng góp quan trọng vào thắng lợi của cách mạng.

 Đại tướng Lê Hồng Anh, nguyên Bộ trưởng Bộ Công an bắt tay các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học lịch sử “Vai trò của lực lượng Công an nhân dân (CAND) trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968”. Ảnh: VIỆT DŨNG

Đồng chí Tất Thành Cang nhấn mạnh: “Tình hình hiện nay đòi hỏi công an TPHCM kế thừa truyền thống vẻ vang - vừa công tác, vừa chiến đấu, vừa xây dựng lực lượng, không ngừng trưởng thành về chính trị, tư tưởng, tổ chức; phát triển theo hướng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Công an TPHCM cần đáp ứng mọi yêu cầu, nhiệm vụ Đảng bộ và nhân dân TP đặt ra; góp phần xây dựng TP có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình”.

Tin cùng chuyên mục