Sở dĩ một số trường hợp DN phản ánh không tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng là do các tổ chức tín dụng phải xem xét kỹ việc chứng minh thiệt hại của DN do Covid-19, và điều này được căn cứ vào dòng tiền, doanh thu và kết quả kinh doanh, nhưng các DN chưa chứng minh được nên chưa thể tiếp cận được.
Cũng theo ông Nguyễn Hoàng Minh, chỉ sau một tháng thực hiện Thông tư 01/2020 của NHNN về hỗ trợ cho các DN ảnh hưởng do dịch Covid-19, tính đến ngày 20-4, các ngân hàng thương mại tại TPHCM đã cơ cấu hơn 63.000 tỷ đồng nợ vay và miễn giảm lãi vay hơn 12.300 tỷ đồng dư nợ. Có khoảng 168.000 khách hàng được thụ hưởng chính sách hỗ trợ nói trên. Để ngày càng nhiều DN tiếp cận được các gói hỗ trợ, NHNN đưa ra 3 giải pháp cho các tổ chức tín dụng thực hiện.
Cụ thể: Các tổ chức tín dụng phải đưa ra được tiêu chí về cơ cấu nợ, giảm lãi vay; Phải xây dựng được quy trình nội bộ, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ. Quy trình cho vay phải đảm bảo đầy đủ yếu tố pháp lý để việc cho vay hiệu quả và tránh tối đa việc nợ xấu phát sinh; Phải công khai minh bạch các tiêu chí và bộ quy trình của tổ chức tín dụng để các DN biết.
Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng dự khởi công một số công trình, dự án lớn tại tỉnh Sơn La

Triển khai gói hỗ trợ 2% lãi suất: Kỳ vọng vực dậy “sức khỏe” doanh nghiệp

Thị trường tín chỉ carbon: Lợi cả đôi đường

TP Dĩ An, Bình Dương: 40 triệu USD hỗ trợ khởi nghiệp

Nối dài chuỗi tăng điểm lên con số 4, VN-Index tiến sát mốc 1.300 điểm

Hàng triệu lượt khách rục rịch đi chơi hè

Cấm đe dọa, ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm

S&P dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam khoảng 6,9%

Cho vay gói hỗ trợ lãi suất 2% ưu tiên thứ tự đăng ký
