Theo ông Lê Huỳnh Minh Tú, Phó Giám đốc Sở Công thương, tính đến nay, có 28 doanh nghiệp bình ổn thị trường đầu tư 47 nhà máy, cơ sở sản xuất, 63 trang trại, cụm trang trại nuôi trồng tại các địa phương. Cùng với đó, các doanh nghiệp đã trở thành đầu mối tiêu thụ lớn các mặt hàng nông sản thực phẩm được nuôi trồng theo quy trình VietGAP, GlobalGAP…, góp phần đảm bảo ATTP cho người dân trên địa bàn thành phố.
Báo cáo tại buổi giám sát, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý ATTP TPHCM thông tin, tính đến nay, ban đã cấp 506 giấy chứng nhận cho 381 trang trại, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh với tổng sản lượng rau, thịt, thủy sản 243.787 tấn/năm, trứng gà 535.204.004 quả/năm và nước mắm 12 triệu lít/năm.
Hiện nay, ban đang xây dựng và triển khai mô hình chợ thực phẩm an toàn với 239 chợ đang hoạt động để phát triển mạng lưới chợ truyền thống đáp ứng tiêu chí về ATTP. Từ khi thành lập đến tháng 9-2020, ban tiến hành kiểm tra 17.979 cơ sở, phát hiện 2.022 cơ sở vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 2.007 cơ sở với số tiền phạt hơn 27 tỷ đồng.
Trong quá trình thực hiện vẫn còn phát sinh một số khó khăn về xử lý vi phạm đối với việc sử dụng chất cấm, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật sai quy định. Bà Phạm Khánh Phong Lan cho biết, theo quy định, để có cơ sở xử lý đối với các trường hợp nông sản thực phẩm tươi sống bị nhiễm khuẩn hoặc tồn dư hóa chất, chất cấm phải có kết quả phân tích định lượng tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định. Tuy nhiên, kết quả phân tích định lượng thường mất thời gian 2 - 4 ngày.
Hiện nay, chưa có quy định tạm giữ lô hàng trong thời gian chờ kết quả phân tích định lượng, nên khi có kết quả phân tích định lượng thì lô hàng đã được phân phối, không còn tại chợ. Vì vậy, việc xử lý vi phạm về ATTP đối với các nông sản thực phẩm tươi sống bị nhiễm khuẩn hoặc có hóa chất, chất cấm tại chợ đầu mối, chủ yếu chỉ xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, việc áp dụng biện pháp tịch thu, tiêu hủy là không thể thực hiện được. Do đó, Ban đề xuất có quy định về biện pháp xử lý ngăn chặn vi phạm như đình chỉ kinh doanh, tạm giữ lô hàng, điều kiện bảo quản hàng hóa trong thời gian chờ kết quả phân tích định lượng để xử lý theo quy định của pháp luật.
Tin cùng chuyên mục

Tập trung thực hiện hiệu quả liên kết du lịch giữa TPHCM và ĐBSCL

Kỳ vọng vào Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL

Đồng Tháp: Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, văn hóa - du lịch

Giới thiệu ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp

Bạc Liêu: Phấn đấu đến năm 2025 xuất khẩu tôm đạt 1,3 tỷ USD

Đồng Tháp: Thành lập Hội ngành hàng sen

Trồng lúa hữu cơ mở ra hướng canh tác bền vững cho nông dân Quảng Trị

Liên kết nâng giá trị nông sản

An Giang: di dời bè nuôi cá để giảm tình trạng chết tràn lan
