Cụ thể, đối với cơ chế phát triển điện mặt trời, trong thời gian qua, cơ chế hỗ trợ giá cố định do Thủ tướng Chính phủ ban hành (về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam) đã huy động các nguồn lực đầu tư phát triển điện mặt trời. Tuy nhiên, chính sách giá FIT có một số hạn chế chủ yếu sau: Các dự án tập trung phát triển tại khu vực có tiềm năng bức xạ mặt trời tốt dẫn đến quá tải lưới điện tại một số khu vực, ảnh hưởng đến ổn định lưới điện, gia tăng cạnh tranh về đất đai. Cơ chế quyết định giá có hạn chế trong kiểm soát quy mô và kế hoạch phát triển nguồn và hệ thống; đồng thời mức giá mua bán điện mặt trời khó có thể phản ánh sát và kịp thời sự thay đổi giá công nghệ của thị trường.
Trong 3 năm qua, lĩnh vực điện mặt trời tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, tổng công suất lắp đặt tăng nhanh, thị trường sản xuất thiết bị, cung cấp dịch vụ mở rộng. Vì vậy, chính sách và quy định về phát triển điện mặt trời cần được xem xét, nghiên cứu điều chỉnh hướng tới tiệm cận thị trường cạnh tranh. Đồng thời, đảm bảo tăng cường hiệu quả quản lý, đầu tư và vận hành hệ thống ổn định, chất lượng. Việc nghiên cứu, hoàn chỉnh cơ chế đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, đấu giá (ngược) giá điện là cần thiết, phù hợp với xu hướng trên thế giới. Do đó, trên cơ sở ý kiến của các bộ, ngành và địa phương, Bộ Công thương hiện đang hoàn chỉnh dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế đấu giá phát triển điện mặt trời
TAG :
Tin cùng chuyên mục

Lực đẩy FDI ở Đông Nam bộ

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về Việt Nam năm 2021
Hỗ trợ 100.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số

Khởi công giai đoạn 2 dự án FLC Quảng Bình

Nhân rộng mô hình Khu Liên hiệp Công nghiệp và Đô thị Becamex

Đồng Nai: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 720.000 tỷ đồng

Nghiên cứu nhà máy điện gió trên biển Vũng Tàu

Hơn 141.000 tỷ đồng cam kết và ghi nhớ đầu tư vào Quảng Bình

Quảng Bình: Phê duyệt danh mục 62 dự án kêu gọi đầu tư với gần 95.000 tỷ đồng
