Chính thức bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc ​

Với 429/431 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc.

Ông Phạm Phú Quốc
Ông Phạm Phú Quốc

Chiều 3-11, Quốc hội đã tiến hành thủ tục bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc, Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Sau khi công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc với tỷ lệ tán thành 89% (429/431 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, 2 đại biểu không biểu quyết).
Chính thức bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc ​ ảnh 1 Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc
Theo Điều 78 Luật Tổ chức Quốc hội, trường hợp bãi nhiệm ĐBQH phải được ít nhất 2/3 tổng số ĐBQH biểu quyết tán thành. 

Trước đó, Quốc hội đã nghe Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Tuý trình bày báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả thảo luận ở Đoàn ĐBQH và giải trình, tiếp thu ý kiến của ĐBQH về vấn đề này.

Ông Phạm Phú Quốc được xác định có quốc tịch thứ hai nhưng không báo cáo tổ chức. Việc làm này thể hiện sự không gương mẫu, không chấp hành các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn của ĐBQH.

Trước đó, vào cuối tháng 8-2020, hãng tin Al Jazeera (Qatar) đã đăng một loạt bài viết dẫn từ tài liệu mật thu thập được, gọi là "The Cyprus Paper" (Hồ sơ Cyprus), cho biết chương trình hộ chiếu Cyprus (Cộng hòa Síp) cho phép những ai đầu tư ít nhất 2,15 triệu euro (khoảng 2,5 triệu USD) sở hữu hộ chiếu nước này. Hồ sơ này thể hiện ông Phạm Phú Quốc và vợ đã có hộ chiếu Cộng hòa Síp từ tháng 12-2018.

Ngày 27-8, ông Phạm Phú Quốc có báo cáo giải trình gửi các cơ quan chức năng.

Đến đầu tháng 9 vừa qua, ông Phạm Phú Quốc chính thức gửi đơn xin thôi việc và các nhiệm vụ do Thành ủy và UBND TPHCM phân công tại Công ty Tân Thuận (IPC).

Tin cùng chuyên mục