Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động (NLĐ) trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định: Kể từ ngày 1-1-2021, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Nghị định cũng quy định NLĐ có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, gồm:
- NLĐ có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
- NLĐ có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1-1-2021;
- NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
- NLĐ có tổng thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên.

Tin cùng chuyên mục

Phân luồng giao thông nhiều tuyến đường phục vụ Đại hội Đảng

Kiểm tra thực phẩm tết từ chợ đầu mối, kho lạnh

Nhận biết nhanh những dấu hiệu có nguy cơ xảy ra sạt lở đất

CSGT TPHCM kiểm tra đo nồng độ cồn theo kinh nghiệm quốc tế

Những người trẻ trong “thế giới một mình”

Trắng đêm kiểm tra an toàn thực phẩm phục vụ tết

Vi phạm trong bảo vệ môi trường, doanh nghiệp bị phạt 210 triệu đồng

Cảnh báo nguy cơ điện giật, ngộ độc khí than do sưởi ấm

Lúng túng khi tiếp nhận các vụ xâm hại trẻ
