Sáng nay 29-1, Tổng cục Thống kê công bố, tháng 1-2021 là tháng giáp Tết Nguyên đán Tân Sửu nên nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao. Do đó, giá lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình tăng; giá xăng dầu, giá gas trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới là những yếu tố làm cho chỉ số giá tiêu dùng tháng 1-2021 tăng 0,06% so với tháng 12-2020, song vẫn còn thấp hơn 0,97% so với cùng kỳ năm trước.
Lạm phát cơ bản tháng 1-2021 tăng 0,27% so với tháng 12-2020 và tăng 0,49% so với cùng kỳ năm trước.
Không nằm trong rổ tính CPI, giá vàng trong nước tăng theo giá vàng thế giới, chỉ số giá vàng tháng 10-2020 tăng 2,17% so với tháng trước và tăng 28,19% so với cùng kỳ năm 2020. Chỉ số giá USD tháng 1 giảm 0,16% so với tháng 12-2020 và giảm 0,27% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong khi đó, ước tính tháng 1-2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 26,4 tỷ USD, giảm 5,4% so với tháng trước và tăng 41% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 1-2021, có 4 mặt hàng nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm 50,6% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Về cơ cấu nhập khẩu hàng hóa tháng 1, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 24,7 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 93,7% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa. Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 1,7 tỷ USD, tăng 41,5% và chiếm 6,3%.
Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu các thương vụ giúp doanh nghiệp mở thêm thị trường xuất khẩu

Ngày 29-8 sẽ chính thức rút ngắn thời gian giao dịch chứng khoán sớm 1 ngày (T+2)

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT: Bằng chuyển đổi số, chúng ta sẽ xóa đi sự mù mờ trong sản xuất nông sản

Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện hỗ trợ lãi suất 16.035 tỷ đồng

Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành

Để phát triển khu chế xuất - khu công nghiệp hiệu quả, bền vững hơn: Chịu nhiều áp lực

Bình Phước ngăn chặn, xử lý vận chuyển heo qua biên giới

Khuyến khích tác phẩm sáng tạo kiến trúc xanh tham dự Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia

Thúc đẩy sản xuất và kiểm soát chất lượng giống cá tra ở ĐBSCL
