Chỉ còn 11 sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Những năm 1980, có khoảng hơn 1.000 con sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim sinh sống, nhưng sau đó đàn sếu về đây cứ thưa dần, đến năm 2018 chỉ còn khoảng 11 con sếu đầu đỏ về Tràm Chim; số lượng giảm một cách báo động. 
Vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) vốn là nơi thu hút đàn sếu đầu đỏ về sinh sống, trú ngụ nhiều nhất ở vùng ĐBSCL.
Theo báo cáo của Vườn quốc gia Tràm Chim, nhờ diện tích tự nhiên rộng hơn 7.300ha, với hệ sinh thái đa dạng, nên Tràm Chim là nơi trú ngụ của nhiều loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và nhiều loài chim quý hiếm, nhất là sếu đầu đỏ.
Những năm 1980, có khoảng hơn 1.000 con sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim sinh sống, nhưng sau đó đàn sếu về đây cứ thưa dần, đến năm 2018 chỉ còn khoảng 11 con sếu đầu đỏ về Tràm Chim; số lượng giảm một cách báo động. 
Theo lý giải của các ngành chức năng, có nhiều nguyên nhân khiến đàn sếu đầu đỏ không còn “mặn mà” về Tràm Chim, như tình trạng cháy rừng xảy ra thời gian qua gây tác động xấu đến môi trường sinh sống của sếu, người dân vào vườn săn bắt, việc quản lý mực nước không phù hợp làm mất nguồn thức ăn của sếu đầu đỏ…
Trước những hạn chế trên, các chuyên gia đề xuất UBND tỉnh Đồng Tháp nghiên cứu cơ chế đặc thù cho Vườn quốc gia Tràm Chim về việc quản lý nước nhằm phục hồi hệ sinh thái, chủ động đốt cỏ, thực bì một cách hợp lý trong công tác phòng chống cháy rừng; xây dựng phương án điều chỉnh hài hòa giữa nước và lửa, nhằm cân bằng hệ sinh thái… 

Tin cùng chuyên mục