Chăn nuôi theo chuỗi: Hướng phát triển nông nghiệp bền vững

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi liên tục đối mặt với nhiều khó khăn và chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm nhập khẩu. Các giải pháp về chăn nuôi tập trung, quy hoạch vùng nuôi, chủ động đảm bảo nguồn thức ăn... được cơ quan chức năng tại TPHCM đưa ra kịp thời đã giúp tạo nên chuỗi liên kết, đưa ngành chăn nuôi dần phát triển theo hướng bền vững hơn. 
Liên kết chuỗi giúp phát triển ngành chăn nuôi theo hướng bền vững và đảm bảo nguồn thịt an toàn, chất lượng đến tay người tiêu dùng
Liên kết chuỗi giúp phát triển ngành chăn nuôi theo hướng bền vững và đảm bảo nguồn thịt an toàn, chất lượng đến tay người tiêu dùng
Ngành chăn nuôi trong nước trước đây thiếu sự phối hợp giữa người sản xuất và thị trường để tạo ra chuỗi liên kết ổn định. Đây chính là nguyên nhân khiến thu nhập và giá trị gia tăng từ chăn nuôi mang lại chưa cao, giá cả biến động khiến người nuôi gặp khó khăn và có tâm lý không muốn tái đàn. 
Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP) dưới sự tài trợ Ngân hàng Thế giới với mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh của các hộ chăn nuôi, giảm thiểu tác động môi trường từ hoạt động chăn nuôi, giết mổ và phân phối thịt, nâng cao ATVSTP trong chuỗi cung ứng các sản phẩm chăn nuôi, sau 8 năm đi vào hoạt động, LIFSAP đã tạo nên sự chuyển biến tích cực, góp phần mang lại nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. 
Tại TPHCM, dự án đã hỗ trợ nông dân thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã để cùng nhau chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAHP. Không những thế, ban quản lý dự án còn kết nối các công ty cung cấp con giống, thức ăn, thuốc thú y cho người chăn nuôi, tìm đầu ra 1 phần cho HTX, THT... Thực hiện mô hình kinh doanh theo chuỗi, người chăn nuôi nông hộ đã biết liên kết để giúp đỡ nhau về kinh nghiệm chăm sóc đàn lợn, phòng chống dịch bệnh sao cho hiệu quả hơn. 
Chăn nuôi theo chuỗi: Hướng phát triển nông nghiệp bền vững ảnh 1 Thịt an toàn Lifsap ngày càng được các bà nội trợ tin dùng
Mô hình liên kết chuỗi hỗ trợ người chăn nuôi nông hộ kiểm soát tốt từ khâu sản xuất, chuồng trại, thức ăn chăn nuôi, nước uống, thú y, chăm sóc, xuất bán sản phẩm đến kiểm soát chất lượng con giống. Nhờ áp dụng quy trình VietGHAP, người nông dân giảm bớt thời gian vỗ béo đàn lợn, giảm tiêu tốn thức ăn và giảm tỷ lệ chết trong chăn nuôi. Thống kê gần đây cho thấy, hiệu quả kinh tế trung bình của các hộ chăn nuôi áp dụng quy trình này trên 14% so với những hộ không áp dụng. 
Bên cạnh việc nâng cao giá trị kinh tế cho người chăn nuôi, chuỗi liên kết còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn thịt an toàn cho cộng đồng, hình thành mắt xích đầu tiên của chuỗi giá trị khép kín từ trang trại đến cơ sở giết mổ và chợ thực phẩm. Thông qua quy trình chăn nuôi khép kín và hiện đại đã mang đến nguồn thịt chất lượng từ trang trại đến bàn ăn, nhờ đó tạo sự an tâm cho người tiêu dùng thành phố. 
Ban quản lý dự án LIFSAP tại TPHCM cho biết: “Với hướng đi đúng đắn của dự án cùng tính khả thi của mô hình liên kết chuỗi. Dự án khuyến khích hộ chăn nuôi nhỏ liên kết chặt chẽ với nhau trong chuỗi, liên kết theo từng nhóm, trang trại để chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm với nhau, đảm bảo việc điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Tất cả vì một mục tiêu đưa ngành chăn nuôi địa tại TPHCM phát triển vững bền trong một tương lai không xa”. 

Tin cùng chuyên mục