Trong thời gian qua, tại 3 huyện Trà Bồng, Sơn Hà, Ba Tơ thuộc tỉnh Quảng Ngãi xuất hiện tình trạng cây keo từ 1 đến 3 tuổi bị chết, khiến nhiều nông dân rơi vào cảnh trắng tay.
Ngay sau khi xuất hiện tình trạng này, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, Phòng Nông nghiệp các huyện trên đã khẩn trương tìm nguyên nhân. Sau đó, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Ngãi đã gửi báo cáo đến các huyện cho biết nguyên nhân cây keo chết trên diện rộng là do bệnh nấm hồng.
Bệnh nấm hồng phát sinh, gây hại phổ biển trên các vườn keo giai đoạn từ 1-3 năm tuổi. Loại nấm này thường xuất hiện ở giữa thân cây keo, ban đầu có các mảng nấm màu trắng, sau chuyển sang màu hồng và tiếp tục lan dần ra bao quanh thân cây, vỏ cây. Những chỗ bị bệnh trên cây keo sẽ bị nứt và bong tróc ra, cắt đứt sự vận chuyển nước và dinh dưỡng của cây, làm cho cây héo và chết dần.
Theo thống kế sơ bộ của Chi cục, tính đến ngày 30-3, toàn tỉnh có 1.289,7ha keo bị bệnh nấm hồng. Bệnh nấm hồng đã phát sinh và gây hại ở hầu hết các huyện trong tỉnh Quảng Ngãi. Các địa phương bị bệnh nấm hồng nặng là Sơn Hà, Trà Bồng, Ba Tơ.
Để hạn chế thiệt hại do bệnh nấm hồng gây ra đối với các vườn keo, trước hết, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Quảng Ngãi đề nghị các địa phương, công ty Nông Lâm nghiệp hướng dẫn chủ vườn keo thực hiện các biện pháp như vét rãnh, tạo hệ thống thoát nước, giảm bớt ẩm ướt, tỉa cành, phát dọn thực bì. Chặt bỏ những cây bệnh, chết đem ra khỏi vườn keo tiêu diệt nguồn xâm nhiễm.
Về lâu dài, ngoài xây dựng các vườn ươm đủ tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật, thì các địa phương phải khuyến cáo nông dân trồng mật độ hợp lý, những nơi đã bị bệnh nấm hồng nặng không nên trồng lặp lại mà nên để đất nghỉ hoặc trồng cây khác trong thời gian 2-3 năm.
Ngay sau khi xuất hiện tình trạng này, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, Phòng Nông nghiệp các huyện trên đã khẩn trương tìm nguyên nhân. Sau đó, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Ngãi đã gửi báo cáo đến các huyện cho biết nguyên nhân cây keo chết trên diện rộng là do bệnh nấm hồng.
Bệnh nấm hồng phát sinh, gây hại phổ biển trên các vườn keo giai đoạn từ 1-3 năm tuổi. Loại nấm này thường xuất hiện ở giữa thân cây keo, ban đầu có các mảng nấm màu trắng, sau chuyển sang màu hồng và tiếp tục lan dần ra bao quanh thân cây, vỏ cây. Những chỗ bị bệnh trên cây keo sẽ bị nứt và bong tróc ra, cắt đứt sự vận chuyển nước và dinh dưỡng của cây, làm cho cây héo và chết dần.
Theo thống kế sơ bộ của Chi cục, tính đến ngày 30-3, toàn tỉnh có 1.289,7ha keo bị bệnh nấm hồng. Bệnh nấm hồng đã phát sinh và gây hại ở hầu hết các huyện trong tỉnh Quảng Ngãi. Các địa phương bị bệnh nấm hồng nặng là Sơn Hà, Trà Bồng, Ba Tơ.
Để hạn chế thiệt hại do bệnh nấm hồng gây ra đối với các vườn keo, trước hết, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Quảng Ngãi đề nghị các địa phương, công ty Nông Lâm nghiệp hướng dẫn chủ vườn keo thực hiện các biện pháp như vét rãnh, tạo hệ thống thoát nước, giảm bớt ẩm ướt, tỉa cành, phát dọn thực bì. Chặt bỏ những cây bệnh, chết đem ra khỏi vườn keo tiêu diệt nguồn xâm nhiễm.
Về lâu dài, ngoài xây dựng các vườn ươm đủ tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật, thì các địa phương phải khuyến cáo nông dân trồng mật độ hợp lý, những nơi đã bị bệnh nấm hồng nặng không nên trồng lặp lại mà nên để đất nghỉ hoặc trồng cây khác trong thời gian 2-3 năm.
Tin cùng chuyên mục

Hà Nội chưa chốt thời gian mở cửa trở lại lễ hội Chùa Hương

Á hậu Phương Anh, Kiều Loan, Thuý An, Diễm Trang chung tay giải cứu nông sản Hải Dương

Bé gái trèo qua lan can khi bố mẹ xuống tiễn khách

Hà Tĩnh: Ra quân Tháng thanh niên và Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”

Đồng Nai cho phép mở lại một số hoạt động

Kết thúc cách ly các trường hợp tiếp xúc với người nghi dương tính với SARS-CoV-2 tại Bạc Liêu

Hà Nội tặng bằng khen cho thanh niên cứu cháu bé rơi từ tầng 12A

Hà Nội mịt mờ sương khói vì không khí lạnh

Đồng Nai: Nhu cầu lao động sau tết tăng cao
