Người nhà chở ông T. đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh trong tình trạng tỉnh táo, chỉ hơi khó thở, trong khi con rắn dài 2,5m cuốn vào phần tay và cổ.
Tại bệnh viện, sau khi lấy con rắn ra khỏi tay bệnh nhân, các bác sĩ rửa vết thương, băng ép cố định chân, truyền giảm đau và kháng sinh cần thiết. Tuy nhiên sau 30 phút, ông T. có các biểu hiện gồng người tím tái, khó thở… nên các bác sĩ đặt nội khí quản, cho thở máy và làm thủ tục chuyển viện xuống Bệnh viện Chợ Rẫy để tiếp tục điều trị.
Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Sang, khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh vện Chợ Rẫy, xác định bệnh nhân có biến chứng nhiễm độc thần kinh nặng do rắn hổ chúa cắn nên các bác sĩ nhanh chóng chuyển lên khoa bệnh nhiệt đới điều trị. Bệnh nhân được cho sử dụng 10 lọ huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu. Sau khi sử dụng, bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu phản ứng, cử động được tay chân và mở được mắt. Hiện bệnh nhân vẫn còn phải thở máy.
Tin cùng chuyên mục

Cứu sống kịp thời cụ bà 72 tuổi bị ong đốt, suýt mất mạng

Ngộ độc rượu và biện pháp phòng ngừa

Nhà hàng MrBao bị phạt 26 triệu đồng do dùng nguyên liệu không rõ nguồn gốc

Ngày 9-8, thêm 2.340 ca mắc Covid-19 và 103 bệnh nhân nặng

TPHCM lập đoàn kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh rượu, đồ uống có cồn

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức: Quyết liệt đẩy mạnh, nhanh việc tiêm vaccine Covid-19

Luật hóa hoạt động khám, chữa bệnh từ xa

Thủng đại tràng do nuốt phải hàm răng giả

Tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ tại TPHCM thấp hơn tỷ lệ trung bình chung của cả nước
