Cần sớm mở rộng chương trình sữa học đường

Tính cho đến nay, đã có 17/64 tỉnh thành phố triển khai chương trình sữa học đường - con số còn khá khiêm tốn để có thể hướng tới cải thiện vóc dáng cho trẻ em trong nước.
Chương trình sữa học đường đã được triển khai 17/64 tỉnh thành trên cả nước
Chương trình sữa học đường đã được triển khai 17/64 tỉnh thành trên cả nước

Theo Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu:”Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em mẫu giáo và tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa hàng ngày nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em Việt Nam, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai”.

Đề án sữa học đường được triển khai theo hình thức đấu thầu rộng rãi, công khai. Trong đó, nhà nước hỗ trợ 30%, doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 20% và phụ huynh chỉ phải đóng 50% chi phí cho 1 hộp sữa cung cấp trong đề án sữa học đường.

Trên thực tế, chương trình đang được triển khai tại nhiều địa phương khác như: Khánh Hòa, Bắc Ninh, Bình Dương, Đà Nẵng, Hà Nam, Ninh Thuận…Chương trình được đánh giá là mang tính nhân văn khi hướng tới trẻ em Việt Nam - nguồn nhân lực tương lai của đất nước, mang đến cho các em sự bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn dinh dưỡng có lợi, giảm bớt gánh nặng về tài chính với gia đình và xã hội. Tuy nhiên, cũng theo nhiều địa phương, sở dĩ cho đến nay chương trình vẫn chưa phủ rộng vì thiếu hành lang pháp lý liên quan đến chương trình, nhất là vấn đề chất lượng sản phẩm sữa cung ứng cho học đường.

Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã ban hành Quy định yêu cầu đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường. Các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường bao gồm sữa tươi nguyên chất tiệt trùng và sữa tươi tiệt trùng đáp ứng các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng QCVN 5-1: 2010/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 30/2010/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế và yêu cầu quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này.

Các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường phải bảo đảm đủ 21 vi chất dinh dưỡng với hàm lượng như canxi, sắt, kẽm và các loại vitamin D3, A, E, C, B1, B2, B5, B6…

Có thể nói, cùng với việc quy định rõ chất lượng cũng như thành phần vi chất dinh dưỡng trong sản phẩm sữa cung ứng trong đề án chương trình sữa học đường sẽ là cơ sở pháp lý rõ ràng để các địa phương cũng như các doanh nghiệp tham gia đấu thầu cung ứng sản phẩm sữa trong học đường mạnh dạn đầu tư cũng như mở rộng chương trình trên khắp cả nước.

Cần sớm mở rộng chương trình sữa học đường ảnh 1 Chương trình sữa học đường đã được triển khai 17/64 tỉnh thành trên cả nước
Bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM chia sẻ, thời gian qua, Thành phố đã triển khai khảo sát ý kiến của phụ huynh các trẻ mầm non về việc tham gia Chương trình sữa học đường và nhận được kết quả rất tích cực: Năm 2018, tỷ lệ đồng ý tham gia chương trình tại 24 quận, huyện và 10 quận, huyện thực hiện thí điểm năm 2019 đều đạt trên 80%.

Có thể nói, sữa học đường thực sự là một chương trình có ý nghĩa nhân văn và mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng, đặc biệt đối với sự phát triển của trẻ em và giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình và xã hội.

Chương trình sữa học đường đặc biệt có ý nghĩa đối với các em có điều kiện khó khăn, phụ huynh chưa có đủ điều kiện cho các em được uống sữa hàng ngày, sẽ được uống sữa miễn phí 100% (trong đó hỗ trợ từ nhà nước là 50% và doanh nghiệp cung cấp sữa là 50%). Vì vậy, chúng tôi mong sẽ nhận được sự tin tưởng và ủng hộ từ quý phụ huynh, các tổ chức xã hội trong việc thực hiện đề án sữa học đường TPHCM”.

Cũng như các địa phương đã triển khai trên cả nước, chương trình sữa học đường TPHCM được tiến hành theo hình thức xã hội hóa. Cụ thể, chi phí của một hộp sữa hiện là 6.050 đồng, trong đó, nhà nước hỗ trợ (30%) tương đương 1.815 đồng, Vinamilk hỗ trợ (20%) tương đương 1.210 đồng và phụ huynh chỉ phải đóng 50% chi phí cho 1 hộp sữa tương đương 3.025 đồng. Với các em có điều kiện khó khăn, phụ huynh chưa có đủ điều kiện cho các em được uống sữa hàng ngày, thì Thành phố và Vinamilk hỗ trợ uống sữa miễn phí hoàn toàn.

Tương tự, tại Hà Nội và Đà Nẵng, chương trình sữa học đường đã đạt được nhiều kết quả rất khả quan. Tính đến nay, đã có đến hơn 1 triệu (Hà Nội) và 47.000 (Đà Nẵng) trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học tham gia chương trình, góp phần cải thiện điều kiện dinh dưỡng của các em.

Ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc Điều hành Khối Nghiên cứu & Phát triển Vinamilk cho biết, hiện nay, trên cả nước đã có 17 tỉnh/thành triển khai chương trình sữa học đường, trong đó Vinamilk triển khai chương trình tại 15 tỉnh/thành, với khoảng 10.000 cơ sở giáo dục thụ hưởng sữa học đường trên toàn quốc, bao gồm các cơ sở ở những vùng sâu vùng xa. Vì vậy, chúng tôi tự tin có thể cung cấp, điều phối sữa kịp thời, đúng kế hoạch đến 2.000 điểm trường ở TPHCM theo kế hoạch của Thành phố. Vinamilk hy vọng sẽ nhận được sự đồng lòng, ủng hộ của tất cả các cấp, các ngành của TPHCM trong việc triển khai thực hiện chương trình, đặc biệt là sự tin tưởng, ủng hộ từ quý thầy cô, phụ huynh, các em học sinh trong việc thực hiện đề án Sữa học đường TPHCM. Tất cả chúng ta hãy cùng nhau nỗ lực và chung tay vì một Việt Nam vươn cao.

Trên thế giới hiện có 60 quốc gia triển khai chương trình Sữa học đường. Tại Việt Nam, chương trình được triển khai tại 17 tỉnh, thành và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tin cùng chuyên mục