Vụ GDĐH, Bộ GD-ĐT cho biết, đã xây dựng kế hoạch nghiên cứu, rà soát và các quy định cần thiết để triển khai đề án 89. Bộ GD-ĐT đề ra mục tiêu: đào tạo trình độ tiến sĩ cho 10% giảng viên đại học hiện có; đào tạo để trên 80% giảng viên thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và TDTT có trình độ thạc sĩ; bồi dưỡng kỹ năng quản trị đại học cho cán bộ quản lý cơ sở GDĐH và bồi dưỡng kỹ năng ngoại ngữ, tin học, phương pháp giảng dạy… cho 100% giảng viên. Đồng thời, thu hút 1.500 nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ về làm việc tại các cơ sở GDĐH của Việt Nam.
Theo Bộ GD-ĐT, hiện cả nước có trên 73.000 giảng viên đại học; trong đó số giảng viên đạt trình độ tiến sĩ là 28,8%. Để thực hiện được mục tiêu của đề án 89; 10 năm tới, cần đào tạo thêm khoảng 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ và trên 300 giảng viên thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và TDTT có trình độ thạc sĩ.
Tin cùng chuyên mục

Trường Đại học Tôn Đức Thắng có tân Chủ tịch hội đồng trường

Thí sinh phấn khởi sau giờ làm bài khảo sát vào lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa

Hơn 3.500 thí sinh tham gia khảo sát vào lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa

Không thu phí dự thi tốt nghiệp THPT 2022

TPHCM: Thí sinh tự tin trước giờ tham gia khảo sát vào lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa

Điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10 sẽ tăng nhẹ

Sản phẩm từ cuộc thi khởi nghiệp của sinh viên trường nghề được xuất khẩu sang Mỹ

TPHCM: Thí sinh nộp đơn phúc khảo tuyển sinh lớp 10 trước 16 giờ ngày 27-6

TPHCM: Môn tiếng Anh có số lượng bài thi điểm 10 cao nhất kỳ thi tuyển sinh lớp 10
