Đại hội đồng Quỹ môi trường toàn cầu (GEF6) tại Đà Nẵng:

Các đô thị ở Đông Nam Á hướng đến thực hiện các Thỏa thuận Paris sau năm 2020

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 6 Đại hội đồng Quỹ môi trường toàn cầu (GEF6) tại Đà Nẵng, chiều 24-6 diễn ra Đối thoại đa bên về các thành phố khu vực Đông Nam Á chuyển đổi thành công hướng đến cơ chế khí hậu Paris sau năm 2020. Gần 100 đại biểu đại diện các quốc gia, tổ chức quốc tế tham dự đối thoại.
Đối thoại về các thành phố khu vực Đông Nam Á hướng đến cơ chế khí hậu Paris
Đối thoại về các thành phố khu vực Đông Nam Á hướng đến cơ chế khí hậu Paris

Tại buổi đối thoại, đại diện GEF cho rằng, biến đổi khí hậu đang là một thách thức nhất của thời đại.

Sau khi Thỏa thuận khí hậu Paris có hiệu lực theo Công ước Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCC), các nước ký kết đang bước vào giai đoạn chuyển tiếp quan trọng để sẵn sàng hướng đến thực hiện thực hiện các mục tiêu.

Ông Koji Fukuda, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)
Theo ước tính của Liên hợp quốc, cho thấy 66% dân số toàn cầu sẽ cư trú tại các khu vực đô thị vào năm 2050, nơi các thành phố tiếp tục tăng trưởng và đổi mới kinh tế - xã hội.

Quá trình đô thị hóa ở quy mô toàn cầu khiến tiêu thụ năng lượng và tài nguyên tăng cao, biến các thành phố thành các nhà máy phát thải nhà kính lớn.

Quá trình này được thể hiện rõ ràng đối tại các đô thị khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Indonesia… Do đó, để giảm phát thải nhà kính, giảm lượng carbon, phát triển khí hậu bền vững là mối quan tâm của các đô thị  Đông Nam Á trong tương lại.

Tại Việt Nam, lượng phát thải khí nhà kính của riêng năm 2010 đã bằng tổng lượng khí nhà kính của toàn thế giới vào năm 1850. Thực hiện Thỏa thuận khí hậu Paris, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, cam kết giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường và có thể giảm tiếp đến 25% nếu nhận được hỗ trợ quốc tế.

Đồng thời, Việt Nam sẽ thực hiện nhiều hoạt động thích ứng giúp tăng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu tạo điều kiện để có thể đóng góp nhiều hơn cho giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Mặc khác, Việt Nam đưa việc ứng phó với BĐKH là 1/17 mục tiêu của phát triển bền vững.

TPHCM là đô thị đầu tiên của Việt Nam triển khai giảm phát thải khí nhà kính thông qua Dự án “Hỗ trợ lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia” (SPI-NAM) do Bộ TN-MT chủ trì, hỗ trợ bởi JICA. Kết quả đạt được là đã xây dựng và thực hiện được một số dự án thí điểm về giảm nhẹ phát thải; từng bước hoàn thiện các hướng dẫn về kiểm kê phát thải khí nhà kính, trọng tâm là xây dựng quy trình đo đạc, báo cáo và thẩm tra (MRV) cho một số lĩnh vực chủ yếu của TPHCM.

Đối thoại này là dịp để các thành phố trong khu vực Đông Nam Á cùng đối tác chia sẻ và thảo luận những bài học kinh nghiệm cũng như các giải pháp thực hiện thành công Thỏa thuận khí hậu Paris sau năm 2020, đặc biệt là Việt Nam.

Ông Koji Fukuda, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết: Hiện tại JICA đang hỗ trợ Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN-MT) thực hiện Thỏa thuận Paris thông qua Dự án SPI-NAMAS xây dựng những văn bản pháp lý. Đến nay, dự án đã hoàn thành đánh giá công nghệ carbon thấp đưa ra các phương án giảm nhẹ.

“Sau Thỏa thuận Paris, hiện tại, cấp Chính phủ Việt Nam vẫn chưa có một văn bản mang tính pháp lý nhằm hướng dẫn thực hiện Thỏa thuận Paris tại cá địa phương. Do đó, JICA đang hỗ trợ Bộ TN-MT xây dựng nghị định bao gồm lộ trình và phương thức thực hiện Thỏa thuận Paris. Đến thời điểm này, JICA đã hoàn thiện dự thảo với sự tham vấn các bộ ngành trình để trình lên chính phủ nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ thực hiện cam kết Thỏa thuận Paris sau năm 2020”, ông Koji Fukuda chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục