Các công ty khu vực APAC có thể giảm lượng khí thải cacbon nhờ chuyển lên đám mây AWS

Báo cáo mới của 451 Research cho thấy việc chuyển các ứng dụng lên môi trường đám mây có thể giảm lượng khí thải cacbon tới 78%. 
Các công ty khu vực APAC có thể giảm lượng khí thải cacbon nhờ chuyển lên đám mây AWS

Báo cáo cho thấy, ở APAC, nếu các tổ chức chuyển các ứng dụng kinh doanh từ trung tâm dữ liệu tại chỗ lên đám mây thì có thể giảm việc sử dụng năng lượng và khí thải cacbon tới 78%.

Hơn nữa, nếu các hoạt động đám mây trong khu vực APAC được được vận hành bởi 100% năng lượng tái tạo, thì việc chuyển các ứng dụng tính toán lên đám mây sẽ giúp giảm khí thải lên tới 93% đối với các công ty ở APAC, nơi việc tìm kiếm nguồn 100% năng lượng tái tạo vẫn gặp nhiều thách thức.

Được tài trợ bởi AWS, báo cáo nghiên cứu đã khảo sát hơn 500 công ty thuộc nhiều ngành nghề khác nhau trong khu vực APAC bao gồm Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc.

Các công ty khu vực APAC có thể giảm lượng khí thải cacbon nhờ chuyển lên đám mây AWS ảnh 1
Ken Haig, Trưởng bộ phận Chính sách Năng lượng khu vực châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản của AWS, cho biết: "Các khách hàng tại APAC đã chuyển các ứng dụng tính toán lên đám mây AWS có thể giảm đáng kể lượng khí thải cacbon, đây là kết quả của tất cả các nỗ lực hướng tới phát triển bền vững của chúng tôi. Quy mô và sự tập trung vào sáng tạo của chúng tôi cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong vận hành trung tâm dữ liệu hơn so với hạ tầng tại chỗ truyền thống".

Theo ông Ken Haig, ngoài việc tối đa hóa hiệu quả hoạt động nhằm giảm lượng năng lượng cần thiết để vận hành các trung tâm dữ liệu, chúng tôi cũng đồng thời đang nỗ lực tìm kiếm nguồn 100% năng lượng tái tạo nhằm đáp ứng tất cả nhu cầu năng lượng của chúng tôi tại khu vực vào năm 2030, và song hành với mục tiêu đó trên phạm vi toàn cầu vào năm 2025.

"Châu Á Thái Bình Dương vẫn luôn là nơi thách thức nhất trên thế giới đối với các doanh nghiệp tìm kiếm 100% năng lượng tái tạo. Chúng tôi vẫn tiếp tục hợp tác với các công ty tư nhân và chính phủ nhằm vượt qua những rào cản này, đồng thời đầu tư vào nhiều dự án hơn trong khu vực. Tại AWS, chúng tôi cũng làm việc chặt chẽ với khách hàng, giúp họ đạt được những mục tiêu phát triển bền vững bằng cách sử dụng công nghệ đám mây và thúc đẩy sáng tạo trong các giải pháp giảm lượng khí thải cacbon”, ông Ken Haig chia sẻ.

451 Research chỉ ra thêm rằng hiệu quả tại các trung tâm dữ liệu đám mây, như hệ thống phân phối điện và công nghệ làm mát tiên tiến, góp phần tiết kiệm hơn 11% năng lượng so với hạ tầng tại chỗ thông thường.

Để thực hiện điều này, AWS thiết kế các trung tâm dữ liệu để giảm thất thoát năng lượng với hạ tầng điện được tối ưu hóa cùng các phương pháp làm mát tiết kiệm năng lượng, đồng thời, công ty cũng đang đổi mới thiết kế hệ thống làm mát để giảm lượng nước sử dụng và ứng dụng dữ liệu cảm biến thời gian thực để thích ứng với việc thay đổi thời tiết.

Các phát hiện chính từ báo cáo 451 Research bao gồm:

Hệ thống đám mây tiết kiệm năng lượng hơn 5 lần so với mức tiêu thụ trung bình của các trung tâm dữ liệu tại chỗ của các công ty và tổ chức công trong khu vực APAC.

Dịch chuyển các trung tâm dữ liệu tại chỗ sang hệ thống đám mây có thể cải thiện hiệu năng sử dụng năng lượng và giảm lượng khí thải carbon cho các ứng dụng tính toán xuống 78% cho các doanh nghiệp và tổ chức trong lĩnh vực công ở APAC.

Việc cho phép các nhà cung cấp đám mây tìm kiếm 100% năng lượng tái tạo sẽ giảm thêm 14% lượng khí thải, kết hợp với hiệu quả thu được ở mức máy chủ và hạ tầng, có thể giảm khí thải hạ tầng CNTT tới 93% cho các tổ chức trên toàn APAC.

Hiệu suất sử dụng máy chủ trung bình của các công ty APAC chỉ dưới 15%. Ngược lại, 451 Research ước tính rằng các nhà vận hành đám mây sử dụng các máy chủ trên 50% công suất giúp có được sự cân bằng tối ưu giữa hiệu quả vận hành và hiệu suất ứng dụng.

Tin cùng chuyên mục