
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ thị tăng cường các hoạt động kiểm tra 24/24 ở tất cả các trạm, chốt; các phương tiện vận chuyển heo, sản phẩm có giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy xác nhận nguồn gốc sản phẩm hợp lệ, trước khi vào địa bàn tỉnh phải được khử trùng đúng qui định; kiên quyết không để các tổ chức, cá nhân vận chuyển heo và sản phẩm từ heo không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền vào địa bàn tỉnh Cà Mau.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng yêu cầu đẩy mạnh công tác tuyên truyền mức độ nguy hiểm của bệnh dịch tả heo châu Phi, các biện pháp xử lý đối với heo nghi mắc bệnh, heo mắc bệnh, heo chết và biện pháp tiêu hủy, để tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan biết và tích cực thực hiện. Thông tin tuyên truyền phải đúng sự thật, khách quan, tránh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, chủ động tổ chức giám sát, lấy mẫu đối với heo có dấu hiệu bệnh, nghi bệnh tại cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ; thu giữ, lấy mẫu các sản phẩm từ heo không rõ nguồn gốc (thịt đông lạnh, thịt lợn tươi, xúc xích,...) và gửi xét nghiệm tại phòng xét nghiệm có thẩm quyền để xác định nhanh chóng, chính xác kết quả; báo cáo kịp thời, đầy đủ thông tin, số liệu dịch bệnh động vật theo quy định.
Tin cùng chuyên mục

Ngày 29-5, Thủ tướng sẽ đối thoại với nông dân

Kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản

Đồng Tháp liên kết nâng cao chuỗi giá trị cây sen

Tập trung thực hiện hiệu quả liên kết du lịch giữa TPHCM và ĐBSCL

Kỳ vọng vào Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL

Đồng Tháp: Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, văn hóa - du lịch

Giới thiệu ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp

Bạc Liêu: Phấn đấu đến năm 2025 xuất khẩu tôm đạt 1,3 tỷ USD

Đồng Tháp: Thành lập Hội ngành hàng sen
