
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết hiện nay trên địa bàn xảy ra tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ. Trong đó, xu hướng thừa nhiều hơn thiếu; một số huyện chia nhỏ số học sinh, rồi hợp đồng thêm giáo viên giảng dạy. Trong khi đó, chủ trương tinh giảm biên trong các cơ quan hành chính, cả viên chức ngành giáo dục nên việc thừa càng gia tăng.
Do việc thừa giáo viên dẫn đến kinh phí chi cho sự nghiệp giáo dục luôn trong tình trạng căng thăng. Năm 2018, ngoài ngân sách Trung ương phân bổ thì tỉnh phải bổ sung thêm 210 tỷ đồng. Do kinh phí tập trung cho việc chi trả lương (bao gồm cả giáo viên dư thừa) dẫn đến không có nguồn cấp cho việc sửa chữa trường lớp, mua sắm bàn ghế, thiết bị dạy học…
Trước thực tế trên, ông Hải cho biết đã chỉ đạo tổng ra soát hệ thống trường lớp như xóa điểm lẻ, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên. Trên cơ sở đó, giải quyết bằng nhiều giải pháp: điều chuyển, bồi dưỡng các giáo viên dôi dư sang dạy các môn năng khiếu, giáo viên gần tới tuổi hưu, không đủ chuẩn động viên nghỉ chính sách, bố trí các giáo viên dư sang một số lĩnh vực khác…
Riêng đối với 634 điểm trường lẻ, UBND tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo cùng UBND các huyện, TP Cà Mau rà soát, xóa các điểm trường lẻ. Chỉ giữ lại nhũng điểm trưởng lẻ khối mầm non và cấp tiểu học do quá xa điểm trường trung tâm và điều kiện giao thông đi lại quá khó khăn.
Ngoài ra, UBND tỉnh Cà Mau cũng yêu cầu các địa phương, đơn vị chấm dứt hợp đồng (ngắn hạn) ngay với toàn bộ 264 giáo viên kể từ ngày 1-7-2018. Đây là số giáo viên mà các địa phương tự hợp đồng khi chưa có sự đồng ý của lãnh đạo tỉnh.
Tin cùng chuyên mục

Phát triển mô hình đại học tự chủ, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học

Hà Nội “điểm danh” các trường vi phạm khi thuê phương tiện đưa đón học sinh

Mua bảo hiểm tai nạn tặng sinh viên

Khó kiểm soát khi trường tự chủ việc in, cấp bằng

Vai trò người thầy trong sáng tạo nghệ thuật

200 suất học bổng tại Hungary

Khai giảng lớp Thạc sĩ Báo chí học tại Bình Dương

Tuyên dương “Học sinh 3 tốt” và “Học sinh 3 rèn luyện”

Tạo cơ chế xã hội hóa sách giáo khoa
