Bưởi là trái cây tiếp theo sẽ được xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, nếu không có gì thay đổi, từ nay đến cuối năm sẽ có thêm trái bưởi của Việt Nam được phía Hoa Kỳ hoàn thành các thủ tục để xuất khẩu vào thị trường này. Đồng thời, cũng sẽ có bưởi chùm của Hoa Kỳ được phía Việt Nam chấp thuận cho nhập khẩu. Sau đó 2 bên sẽ bàn tiếp việc mở cửa trái cây mới.
Chuyên gia kiểm dịch 2 nước cùng kiểm tra chất lượng trái thanh long tại Trung tâm Chiếu xạ Sơn Sơn 
Hiện nay có 6 loại trái cây tươi của Việt Nam được xuất khẩu sang Hoa Kỳ gồm: Thanh long, chôm chôm, xoài, nhãn, vú sữa và vải.

Mặc dù đại dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến nhiều hoạt động xuất nhập khẩu, nhưng từ đầu năm đến cuối tháng 8-2020 vẫn có hơn hơn 5.000 tấn trái cây tươi các loại xuất đi Hoa Kỳ, sụt giảm không đáng kể so với cùng kỳ năm 2019 là hơn 6.000 tấn. 

Với việc chuyên gia về kiểm dịch của Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ (APHIS) trở lại Việt Nam từ ngày 2-9, sau thời gian hoàn thành thủ tục cách ly y tế đã có mặt tại Trung tâm Chiếu xạ Sơn Sơn (TPHCM) sẽ giúp cho việc kiểm dịch trái cây tươi trước khi xuất khẩu sẽ được thuận lợi và nhanh chóng hơn. Đặc biệt, thời điểm từ nay đến cuối năm nhu cầu và lượng nhập khẩu trái cây tươi từ Hoa Kỳ tăng mạnh. 

Bưởi là trái cây tiếp theo sẽ được xuất khẩu sang Hoa Kỳ ảnh 2 Chuyên gia kiểm dịch Timothy Westbrook (APHIS) hài lòng sau khi kiểm tra trái thanh long bằng cảm quan   
Giải thích với báo chí, hiện nay mới chỉ có duy nhất Trung tâm Chiếu xạ Sơn Sơn được phía Hoa Kỳ công nhận đủ điều kiện xử lý trái cây, ông Hoàng Trung cho biết, hiện nay ở Hà Nội cũng đã xây dựng nhà máy chiếu xạ, đang trong quá trình kiểm tra để được phía Hoa Kỳ chứng nhận. Riêng Trung tâm Chiếu xạ Sơn Sơn mỗi ngày xử lý được 100 tấn trái cây, trong khi hiện nay mỗi ngày mới sử dụng khoảng 30% công suất nên không ảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu trái cây.
Hơn nữa, việc kiểm dịch trái cây tươi xuất khẩu tùy theo yêu cầu của từng nước. Nếu như Hoa Kỳ yêu cầu trái cây phải được chiếu xạ thì Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand... lại yêu cầu áp dung biện pháp xử lý bằng hơi nước nóng. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng nhà máy xử lý trái cây phụ thuộc vào nhu cầu thị trường và tính toán của nhà đầu tư.   

Tin cùng chuyên mục