Bừng sáng bản “người ngủ ngồi”

Tộc người dân tộc thiểu số Đan Lai hiện chỉ sinh sống ở một số nơi thuộc huyện Con Cuông (tỉnh Nghệ An). Xưa, họ sống ở miền Hoa Quân (nay là huyện Thanh Chương, Nghệ An), nhưng bị bạo chúa miền này bắt tìm 100 cây tre bằng vàng, 1 chiếc thuyền chèo liền mái, nếu không làm được sẽ bị giết. 
 Một góc bản Búng
Một góc bản Búng

Họ đã bỏ trốn, đi ngược lên tận đầu nguồn sông Giăng. Sống nơi “thâm sơn cùng cốc”, bị muông thú đe dọa, lại sợ bị truy đuổi nên họ hình thành thói quen ngủ ngồi, và dần được biết đến là “tộc người ngủ ngồi”. 

Bản Búng (xã Môn Sơn, huyện Con Cuông) là bản xa nhất có người Đan Lai sinh sống, thuộc vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát, giáp biên giới Việt- Lào. Trước, muốn vào được nơi đây chỉ có cách duy nhất là đi thuyền ngược sông Giăng hơn nửa ngày, qua nhiều ghềnh đá hiểm nguy, nên bản Búng là “bản 7 không” (không điện, không đường, không trường, không trạm y tế…). Tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết phổ biến khiến người Đan Lai có nguy cơ thoái hóa giống nòi.  

Giờ, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhịp sống bản Búng, với 112 hộ, 520 nhân khẩu, đã sang trang mới. Một con đường với 5 cầu treo được mở từ trung tâm xã Môn Sơn vào tận bản. Điện lưới quốc gia cũng vừa được kéo vào thắp sáng bản. Một điểm trường mầm non và tiểu học ra đời. Trạm quân dân y (do Báo SGGP phối hợp Bộ đội Biên phòng Nghệ An thực hiện) được “đặt ngay trong lòng bản”... 

Bừng sáng bản “người ngủ ngồi” ảnh 1 Niềm tin người Đan Lai
Bừng sáng bản “người ngủ ngồi” ảnh 2 Việc chăm sóc trẻ đã được coi trọng, không phó mặc thiên nhiên như trước
Bừng sáng bản “người ngủ ngồi” ảnh 3 Đường sá hanh thông, dễ dàng giao lưu với người dân địa phương khác 
Bừng sáng bản “người ngủ ngồi” ảnh 4 Người dân được quân y sĩ biên phòng khám bệnh ngay tại bản
Bừng sáng bản “người ngủ ngồi” ảnh 5 Trường Tiểu học Môn Sơn - điểm bản Búng khang trang
Bừng sáng bản “người ngủ ngồi” ảnh 6 Một trong 5 cầu treo bắc qua sông Giăng dẫn vào bản Búng

Tin cùng chuyên mục