Bộ Y tế đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ về việc bắn pháo hoa và các biện pháp phòng chống dịch trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Theo đó, để đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tốt nhất không tổ chức bắn pháo hoa, nếu tổ chức bắn pháo hoa phải đảm bảo tuân thủ quy định 5K (khẩu trang, khử khuẩn, không tụ tập, khai báo y tế và khoảng cách), không tập trung đông người xung quanh khu vực bắn pháo hoa.

Đáng chú ý, đối với việc sinh hoạt, đi lại, giao thương của người dân trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán cần tuyệt đối tuân thủ đúng và đầy đủ quy định 5K của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19; tuyệt đối không lơ là, chủ quan, bảo đảm tiếp tục thực hiện hiệu quả thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch Covid-19.
Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương căn cứ diễn biến tình hình dịch thực hiện đánh giá cấp độ dịch trên cổng thông tin điện tử của địa phương và Bộ Y tế để có các biện pháp tăng cường đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn theo quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ quy định tạm thời Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và Quyết định số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ.
Bộ Y tế chỉ rõ, các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, quyết định theo thẩm quyền việc tạm dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết, hoạt động vui chơi, lễ hội lớn, nghi lễ tôn giáo có tập trung đông người tại các địa phương có nguy cơ bùng phát dịch; đồng thời tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh theo hướng an toàn.
Theo Bộ Y tế, trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 16.155 ca/ngày. Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 2.045.290 ca mắc Covid-19, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 20.725 ca mắc).
Hiện nay trong 63 tỉnh, thành trong có 33 tỉnh, thành ở cấp độ 1 (vùng xanh, nguy cơ thấp); 23 tỉnh thành ở cấp độ dịch 2 (vùng vàng, nguy cơ trung bình) và 7 tỉnh thành ở độ dịch 3 (vùng cam, nguy cơ cao) và không có tỉnh thành nào ở cấp độ 4 (vùng đỏ, nguy cơ rất cao). Cụ thể: 33 tỉnh, thành phố cấp độ dịch 1 gồm: Bắc Giang, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Nam, Hải Dương, Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, Yên Bái, Thái Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Phú Yên, Quảng Nam, Ninh Thuận, Bình Thuận và Kon Tum, TPHCM, An Giang, Kiên Giang, Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Đồng Tháp và Tiền Giang 23 tỉnh, thành phố cấp độ 2 gồm: Bà Rịa- Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, TP Cần Thơ, Sóc Trăng, Hà Nội, Bắc Ninh, Gia Lai, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Nam Định, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, TP Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Nai và Cà Mau. 7 tỉnh, thành phố cấp độ 3, gồm: Bình Phước, Bình Định, TP Hải Phòng, Hậu Giang, Thừa Thiên- Huế, Tây Ninh và Vĩnh Long. |
Tin cùng chuyên mục

Xóa tư duy nhiệm kỳ và lợi ích nhóm trong quản lý, phát triển đô thị

Bình Phước: Thêm 3 cháu bé đuối nước thương tâm

TPHCM và Đại học Quốc gia TPHCM hợp tác, hỗ trợ cùng phát triển

VEC tiếp tục chây ỳ sửa chữa hư hỏng trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Tập trung giải ngân nhanh vốn đầu tư công, nhất là các công trình trọng điểm

1.098 tỷ đồng nâng cấp đường sắt đoạn Nha Trang - Sài Gòn

Hai du khách người Anh tử vong do tai nạn giao thông tại TP Hội An

Vụ di tích Lũy Thầy và sông Lũy Thầy bị xâm hại: Các cơ quan chức năng vào cuộc

Chuẩn bị nguồn cán bộ trẻ chất lượng cho cơ sở
