Theo Bộ KH-CN, từ ngày 25 đến 26-4-2020, một số cơ quan báo chí chính thống đã đăng tải thông tin bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam sản xuất vừa được WHO chấp thuận.
Trên cơ sở tổng hợp nguồn tin từ các cơ quan báo chí chính thống, vào lúc 15 giờ 36 ngày 26-4-2020, bản tin “Bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chấp thuận” đã được đăng tải trên cổng thông tin của Bộ KH-CN và bản tin này đã được gửi tới một số phóng viên theo dõi lĩnh vực KH-CN tham khảo như thông lệ khi ngành KH-CN có sự kiện hoặc thành tựu nổi bật.
Sau khi phát hiện có sai sót, để có thời gian xem xét, đánh giá lại toàn bộ quá trình, bản tin đã được tạm gỡ trên cổng thông tin của Bộ KH-CN. Các đơn vị chức năng có liên quan đã kiểm tra lại và nhận thấy có sự sai sót trong quá trình tổng hợp, biên tập, kiểm chứng thông tin và cung cấp thông tin để đăng trên cổng thông tin của Bộ KH-CN.
Nội dung thông tin xin được đính chính như sau: “Ngày 24-4-2020, WHO chấp thuận yêu cầu xin đánh giá sử dụng khẩn cấp (EUL) cho bộ kit “LightPower iVA SAR-CoV-2 1st RT-rPCR kit” của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á”.
Mở lại email mà Bộ KH-CN gửi đến các phóng viên vào chiều 26-4-2020 (phóng viên Báo SGGP nhận được và còn lưu trữ), trong toàn bộ nội dung bản tin “Bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chấp thuận” không có phần cho biết đó là thông tin tổng hợp từ báo chí và gửi để “tham khảo”.
Bản tin của Bộ KH-CN còn nhấn mạnh: “Việc có thêm sự chấp thuận của WHO sẽ giúp sản phẩm dễ dàng được xuất khẩu ra các nước trên toàn thế giới”.
Một vấn đề khác cũng cần nêu rõ là, trong khi bản tin “Bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chấp thuận” được Bộ KH-CN gửi đến phóng viên, thì thông tin “đính chính” nói trên chỉ được Bộ KH-CN đăng tải trên cổng thông tin của Bộ vào đêm 27-12-2021.
Liên quan đến kit test của Công ty Việt Á, Bộ KH-CN là cơ quan trực tiếp triển khai giao đề tài nghiên cứu cấp quốc gia cho Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty Việt Á thực hiện, với kinh phí từ ngân sách gần 19 tỷ đồng; là cơ quan đề nghị Bộ Y tế cấp phép lưu hành; là cơ quan đã công bố bản tin “Bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chấp thuận”...
Vậy nên, trách nhiệm của Bộ KH-CN không thể chỉ là “sai sót” trong việc “tổng hợp thông tin từ báo chí chính thống” như Bộ đã đính chính.
Xử lý triệt để những sai phạm tại Công ty Việt Á ĐỖ TRUNG |
Tin cùng chuyên mục

Khánh thành Bệnh viện Truyền máu Huyết học TPHCM cơ sở 2

Báo động đỏ dịch sốt xuất huyết tại TPHCM

Ngày 19-5, cả nước có thêm 9.587 người khỏi Covid-19, ca mắc mới giảm nhẹ

Kiểm điểm tổ tư vấn mua sắm vật tư y tế tại CDC Bến Tre

Chiến sĩ mũ nồi xanh trồng cây phủ xanh vùng đất khô cằn ở Nam Sudan

Bắt quả tang cơ sở chuyên mua heo bệnh, heo chết về xẻ thịt bán

CDC Bến Tre gây thiệt hại gần 3,5 tỷ đồng tại các gói thầu phòng chống dịch

Ngày 18-5, người khỏi bệnh Covid-19 gấp gần 5 lần số ca mắc mới

Mưa nắng bất thường, Đà Nẵng gia tăng ca mắc sốt xuất huyết
