Hội thảo đón nhận sự tham gia của gần 300 nhà nghiên cứu, giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh đến từ Hàn Quốc và các trường THPT trên địa bàn 4 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam (TPHCM, Đồng Nai, Tây Ninh và Lâm Đồng).
Ngoài việc gặp gỡ để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong công tác triển khai dạy và học, hội thảo còn là dịp các nhà nghiên cứu trao đổi, đề xuất nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường phổ thông.
Phát biểu tại hội thảo, TS Nguyễn Lâm Duy, Phó trưởng khoa Vật lý - Trường Đại học Sư phạm TPHCM, cho biết với hơn 7,8 triệu học sinh đang theo học ở 2 bậc THCS và THPT trên cả nước, mới có khoảng 20.000 học sinh tham gia các dự án nghiên cứu khoa học, đạt tỷ lệ chưa đến 0,3%; bình quân mỗi đơn vị trường học có một học sinh tham gia nghiên cứu.
Bên cạnh đó, thực tế ghi nhận từ các địa phương cho thấy số lượng học sinh tham gia nghiên cứu khoa học chưa đồng đều ở các đơn vị trường học.
Đặc biệt, trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ bắt đầu triển khai cuốn chiếu từ năm học 2020-2021, hoạt động nghiên cứu khoa học dù được quan tâm đầu tư nhiều hơn so với chương trình giáo dục hiện hành nhưng vẫn là hoạt động bổ trợ, nằm tách rời chứ chưa tích hợp trong chương trình đào tạo.
Do đó, cần có các chính sách, chương trình, kế hoạch giúp hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường phổ thông trở nên thiết thực, hiệu quả.
Tin cùng chuyên mục

Học sinh tìm hiểu về sử dụng nước sạch bằng công nghệ 3D

TPHCM đẩy mạnh tự chủ tuyển dụng giáo viên

1.400 thí sinh tranh tài tại Vòng loại quốc gia Cuộc thi Vô địch Tin học văn phòng thế giới

TPHCM: Lấy ý kiến dự thảo mức thu học phí mới

Kết thúc đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Thí sinh quan tâm nhóm ngành xã hội

1.001.011 thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Bộ GD-ĐT đề xuất giải pháp đổi mới trong kiểm tra, đánh giá giáo dục phổ thông

Tăng cường phòng chống đuối nước cho học sinh

“Ngã rẽ” cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở
