“Bẫy kỹ năng” ở Canada

Trong một báo cáo vừa công bố, Ngân hàng Toroton-Dominion (TD) của Canada cảnh báo, lượng việc làm trong lĩnh vực công nghệ có mức lương cao đang tập trung tại 5 thành phố Toronto, Montreal, Vancouver, Ottawa và Calgary.
Ngân hàng Toroton-Dominion (TD) của Canada
Ngân hàng Toroton-Dominion (TD) của Canada

5 thành phố này đang thu hút 70% việc làm của ngành dịch vụ kỹ thuật số. Trong khi đó, tại các thành phố nhỏ hơn của Canada, hoạt động chế tạo đang dần co lại, đặc biệt là từ năm 2010. 

Công nghệ đã trở thành một trong những ngành công nghiệp phát triển tốt nhất trong vài năm trở lại đây tại Canada. Hiệp hội Công nghệ Thông tin Canada tuyên bố gần đây rằng các chuyên gia công nghệ thông tin (CNTT) được trả mức lương trung bình cao hơn 52% so với tiêu chuẩn quốc gia. Montreal, Vancouver, Ottawa và Calgary hiện nằm trong tốp các trung tâm tuyển dụng công nghệ cao ở Bắc Mỹ. 

Theo HuffPost Canada, gần đây Toronto đã tạo ra nhiều việc làm công nghệ hơn  hẳn thung lũng Silicon của Mỹ. Trong khi đó, Montreal, Vancouver, Ottawa và Calgary đang là những trung tâm hàng đầu về tuyển dụng công nghệ ở Bắc Mỹ. Nhưng nhược điểm của sự bùng nổ này là Canada có nguy cơ rơi vào tình trạng như Mỹ, nơi thị trường việc làm và nhà đất bùng nổ tại một số ít thành phố công nghệ cao, giữa lúc các thành phố khác phải vật lộn với xu hướng kinh tế suy giảm.

Tuy nhiên, theo bà Beata Caranci, nhà kinh tế trưởng tại TD Bank, đồng tác giả của báo cáo trên, người ta đang tìm thấy chính mình trong “bẫy kỹ năng của thành phố” (city skills trap), kiểu như “bẫy nghèo đói” nhưng được xác định theo địa lý. Những người muốn chuyển đến một trong những thành phố dành cho người chiến thắng phải đối mặt với chi phí sinh hoạt cao hơn và điều đó khiến cho lợi thế về tài chính và chuyên môn trở nên khó khăn hơn.

Theo Caranci, để tránh đi theo mô hình của Mỹ, các thành phố của Canada phải xác định điểm mạnh của mình và “chơi” với những điểm mạnh đó. Bà đưa ra ví dụ về Học viện Công nghệ Kitchener-Waterloo-Cambridge, nơi đã trở thành một trung tâm công nghệ được quốc tế công nhận, ban đầu nhờ vào sự thành công của BlackBerry. Nhưng quan trọng hơn là vì nó có hai trường đại học có danh tiếng vững chắc về STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học). Các thành phố khác của Canada có thể không có những lợi thế đó, vì vậy họ phải tìm những “ngóc ngách” của riêng mình. Đối với một số nơi, điều đó có thể đơn giản như ở gần một trong những “thành phố siêu sao” và có thể chào “rao bán” như một thành phố thay thế tương đương, dễ tiếp cận, vật giá phải chăng hơn ...

Báo cáo về số phận của các thành phố đang suy giảm đối với các siêu sao công nghệ ở Canada thực hơn ở Mỹ. Báo cáo lưu ý, có đến 60% người Canada sống trong phạm vi 200km từ trung tâm công nghệ, so với 26% của người Mỹ. Ngân hàng Trung ương Canada mới đây dự báo nền kinh tế nước này ước tăng trưởng 1,3% năm 2019 và 1,9% trong năm 2020. Sức tiêu thụ tại Canada đang được hậu thuẫn bởi thị trường việc làm “khỏe mạnh”, lương tăng, trong khi thị trường nhà đất đang dần ổn định.

Tin cùng chuyên mục