Bảo vật quốc gia ngàn năm

Đầu năm 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có quyết định công nhận 27 hiện vật, nhóm hiện vật là Bảo vật quốc gia. Các hiện vật, nhóm hiện vật này được hội đồng khoa học các cấp lựa chọn dựa trên những tiêu chí độc bản, độc đáo, có giá trị đặc biệt, đánh dấu sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước.

Đây không chỉ là những hiện vật độc bản, thể hiện sáng tác tư duy thẩm mỹ, bàn tay khối óc của cha ông chúng ta truyền lại mà còn là hiện vật khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, góp phần tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

Bảo vật quốc gia ngàn năm ảnh 1 Cửa võng đình Diềm, thôn Viêm Xá, xã Hòa Long, TP Bắc Ninh, là minh chứng cho kỹ thuật chạm khắc gỗ tinh xảo, độc đáo và tiêu biểu nhất cho nền nghệ thuật tinh hoa thời Lê Trung Hưng. Ảnh: TRẦN TRUNG HIẾU  
Bảo vật quốc gia ngàn năm ảnh 2 Bài minh trên chuông Nhật Tảo (niên đại thế kỷ X) được lưu giữ tại đình Nhật Tảo, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh: TRẦN TRUNG HIẾU  
Bảo vật quốc gia ngàn năm ảnh 3 Bia Ngự kiến Thiên Mụ tự tại di tích chùa Thiên Mụ, do Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế quản lý. Ảnh: VĂN THẮNG              
Bảo vật quốc gia ngàn năm ảnh 4 Bộ tượng Hộ pháp “ông đỏ, ông đen” trên 700 tuổi trong ngôi chùa Nhạn Sơn, Bình Định. Ảnh: NGỌC OAI
Bảo vật quốc gia ngàn năm ảnh 5 Bộ chóp tháp Champa Linh Thái lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên-Huế.  Ảnh: VĂN THẮNG              
Bảo vật quốc gia ngàn năm ảnh 6 Linga-Yoni gỗ Nhơn Thành (niên đại Văn hóa Óc Eo, thế kỷ V) lưu giữ tại Bảo tàng TP Cần Thơ. Ảnh: CAO PHONG
Bảo vật quốc gia ngàn năm ảnh 7 Tượng Phật đá Khánh Bình (niên đại thế kỷ VI-VII) ở An Giang được chế tác từ khối sa thạch lớn. Ảnh: TÍN HUY

Tin cùng chuyên mục