Bảo hiểm nhân thọ: Đừng để hối tiếc vì chậm trễ tham gia

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam vẫn còn rất thấp so với các nước tiên tiến và cả với những nước trong khu vực. Một trong các nguyên nhân chính của thực trạng này là hiểu biết của người dân về bảo hiểm còn chưa đầy đủ, lòng tin vào doanh nghiệp bảo hiểm và tư vấn viên chưa cao… Đây là nỗi băn khoăn không chỉ của những người quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm, mà còn cả những tư vấn viên bảo hiểm.

Chuyện của chị Như

Chị Thụy Như hiện đang là Giám đốc văn phòng Tổng đại lý Hậu Nghĩa của Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential). Với chị, ý nghĩa của bảo hiểm được cảm nhận thật rõ ràng từ những lần “giá như” đầy hối tiếc.

Bảo hiểm nhân thọ: Đừng để hối tiếc vì chậm trễ tham gia ảnh 1 Chị Nguyễn Thụy Như
Chị kể về một trường hợp làm chị nhớ mãi: “Khi mới gia nhập Prudential, tôi có tư vấn cho một gia đình trẻ, người vợ rất thích và tha thiết muốn tham gia bảo hiểm nhưng người chồng lại không đồng ý. Lúc đó, phần vì mới vào nghề còn thiếu kinh nghiệm, phần vì không vượt qua được cái tôi cá nhân để kiên nhẫn giải thích cho người chồng hiểu sự cần thiết của bảo hiểm, nên hợp đồng ấy không thành. Một tháng sau đó, tôi bàng hoàng khi hay tin người chồng bị tai nạn giao thông qua đời, bỏ lại người vợ và một đứa con bé xíu trước tương lai bấp bênh. Cả một khoảng thời gian dài, tôi ray rứt vì điều đó và tự dặn lòng rằng mình phải kiên nhẫn hơn nữa, phải tận tâm hơn nữa để khách hàng được bảo vệ tài chính trước những rủi ro, mất mát trong cuộc sống”.
Bảo hiểm nhân thọ: Đừng để hối tiếc vì chậm trễ tham gia ảnh 2 Chị Nguyễn Thụy Như đang tư vấn cho khách hàng
“Cuộc sống luôn chứa đựng những rủi ro và tương lai là điều khó đoán định. Nếu chúng ta không thể dự đoán và kiểm soát những bất trắc này, thì tại sao không chủ động lập kế hoạch bảo vệ bản thân và những người thân yêu của mình. Tham gia bảo hiểm nhân thọ là một phương án hiệu quả trao lại nhiệm vụ đó cho doanh nghiệp bảo hiểm", giọng chị đượm buồn.

Công ty bảo hiểm sẽ cùng “gánh vác” các khoản phí như nằm viện, phẫu thuật, điều trị... và thay người trụ cột san sẻ gánh nặng tài chính với những người ở lại. Rất nhiều trường hợp những khoản tiền dành dụm “không cánh mà bay” khi rủi ro xảy ra, thậm chí còn để lại những khoản nợ khổng lồ, đặc biệt là do chi trả viện phí. Tham gia bảo hiểm là “tấm khiên” bảo vệ gia đình và chính mình trước những rủi ro không lường trước.

Vai trò quan trọng của người tư vấn viên

Những gia đình trẻ như trong câu chuyện của chị Thụy Như mới bước đầu tạo dựng tổ ấm, đang xoay vần với những nỗi lo “cơm áo gạo tiền”, chu toàn cho con cái… mà bỏ sót kế hoạch tài chính dự phòng để rồi đối mặt với những rủi ro của cuộc sống. 

“Đừng chậm trễ khi tham gia bảo hiểm, bởi cơ hội đó chỉ được nắm bắt khi chúng ta đủ sức khỏe và đủ điều kiện tham gia mà thôi. Đừng để đến lúc muốn tham gia cũng không thể được”. Chị Như chia sẻ thêm.

Cũng từ chính trải nghiệm của mình, qua nhiều câu chuyện “giá như” đầy hối tiếc đó mà chị nhận thấy tầm quan trọng trong việc “gỡ rối” của người tư vấn. Theo chị, tư vấn viên cần lắng nghe, thấu hiểu, làm rõ những băn khoăn, do dự để cùng tìm “lời giải” cho từng băn khoăn của khách hàng. Người tư vấn bảo hiểm cũng cần đặt chữ tín lên hàng đầu, cung cấp những giải pháp tài chính – bảo vệ phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin liên quan tới trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia bảo hiểm, điều khoản loại trừ, thời gian đóng phí, các lưu ý khác… Làm được điều này, người tham gia bảo hiểm sẽ an tâm và thực sự thoải mái với lựa chọn của mình.

Theo số liệu đầu năm 2017, tỷ lệ người sở hữu bảo hiểm nhân thọ chiếm 90% dân số ở Anh, Mỹ, Nhật Bản, còn tại Malaysia là hơn 50%. Trong khi đó, tại Việt Nam chỉ khoảng 8%.

“Có một thực tế là người Việt Nam đa số không thích hoặc có tâm lý e ngại về bảo hiểm nhân thọ, điều này xuất phát từ việc thiếu thông tin và định kiến về ngành. Mặc dù vậy, tôi cho rằng đó là cơ hội lớn để phát triển ngành bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam, miễn là chúng ta có sự chung tay của các cơ quan quản lý nhà nước, của các doanh nghiệp bảo hiểm để thay đổi suy nghĩ, quan niệm của người dân”, chị Như chia sẻ.

“Thêm vào đó, không thể không thừa nhận rằng, người làm nghề tư vấn bảo hiểm nhân thọ đang bị xem nhẹ và bị thành kiến. Vì vậy, để người dân tin tưởng bảo hiểm, tư vấn viên phải thực sự chuẩn mực và chuyên nghiệp, giúp đỡ khách hàng bằng cả cái tâm trong sáng, là cầu nối vững chắc, đáng tin cậy giữa khách hàng và công ty bảo hiểm”.

Tin cùng chuyên mục