Báo động sụp lún ở bán đảo Cà Mau

“ĐBSCL đang sụp lún 2 - 4cm/năm, chủ yếu ở các khu vực thấp ven biển. Đáng lưu ý, quá trình sụp lún với tốc độ ngày càng nhanh, trong đó khu vực bán đảo Cà Mau có tốc độ lún cao nhất” - đây là nhận định của Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam vừa đưa ra. 

Nguyên nhân do các đập thủy điện ở thượng nguồn làm suy giảm nguồn phù sa bùn cát. Hiện lượng bùn cát đổ về ĐBSCL giảm khoảng 70% - 80%, đến năm 2040 có thể giảm đến 95%. Xu thế xói lở bờ sông, bờ biển và suy thoái ngày càng nghiêm trọng.

Dự báo đến năm 2050, khoảng 60% diện tích bán đảo Cà Mau sẽ thấp hơn mực nước biển. Nguyên nhân là do khai thác nguồn nước ngầm quá mức. 

Lâu nay, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều cảnh báo về tình trạng khai thác nước ngầm quá mức ở bán đảo Cà Mau, dẫn đến nhiều hệ lụy gây ô nhiễm nguồn nước, sụp lún... Nếu không sớm kiểm soát và quản lý hiệu quả việc khai thác nước ngầm, tình trạng ngập úng, xâm nhập mặn, suy thoái đất, nước ngầm càng trầm trọng hơn trong bối cảnh lún sụp nhanh ở bán đảo Cà Mau.

Tin cùng chuyên mục