Băn khoăn nên chôn hay đốt heo mắc dịch tả châu Phi

Sở Khoa học Công nghệ TP Cần Thơ đề nghị cần xem xét giữa phương án chôn và đốt số heo mắc dịch tả Châu Phi.

TP Cần Thơ băn khoăn nên chọn phương án chôn hay đốt heo mắc dịch tả châu Phi

Ngày 5-6, UBND TP Cần Thơ tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi để bàn phương án ứng phó với dịch trên địa bàn.

Báo cáo từ Sở NN-PTNT TP Cần Thơ cho biết, tính đến ngày 4-6, trên địa bàn thành phố Cần Thơ, dịch tả heo châu Phi đã xuất hiện trên địa bàn 5 quận, huyện gồm: Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Phong Điền và Ô Môn. Theo đó, hiện thành phố Cần Thơ đã  tiêu hủy 1.484 con, với tổng trọng lượng 65.594 kg.

Ông Huỳnh Trung Trứ, Phó Giám đốc Sở Công thương thành phố Cần Thơ cho biết, tình hình dịch tả heo châu Phi khiến giá heo hơi hiện chỉ còn từ 31.000 – 33.000 đồng/kg.

TS. Trương Hoàng Phương, Phó Giám đốc sở Khoa học Công nghệ TP Cần Thơ đề nghị phương án đốt heo mắc dịch tả châu Phi

Tại cuộc họp, Tiến sĩ Trương Hoàng Phương, Phó Giám đốc sở Khoa học Công nghệ TP Cần Thơ đề nghị cần xem xét lựa chọn phương án tiêu hủy heo bằng phương pháp chôn hay đốt. Theo đó, ông Phương cho rằng việc chôn heo mắc dịch tả sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch về sau. Cụ thể, virus dịch tả heo châu Phi có sức đề kháng rất mạnh, việc chôn heo vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh virus sẽ bị tiêu diệt. Do đó, virus có thể tồn tại, phát triển trên xác heo trong quá trình phân hủy. Về lâu dài khi hố chôn bị khai quật để cất nhà hoặc làm đường giao thông thì nguy cơ virus phát tán và bùng phát trở lại thành dịch là rất lớn.

Tiến sĩ Trương Hoàng Phương đề nghị thay vì chôn thì nên triển khai phương án tiêu hủy là đốt bằng xăng hoặc dầu. Vì quá trình đốt sẽ phát sinh nhiệt độ cao.

Ông Nguyễn Ngọc Hè, Giám đốc sở NN-PTNT TP Cần Thơ thì cho rằng, các văn bản hướng dẫn hiện nay đều nêu cả 2 phương án tiêu hủy heo mắc dịch tả là chôn và đốt. Việc chọn chôn hay đốt vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu, đánh giá. Tuy nhiên, theo ông Hè, quá trình tiến hành đốt tiêu hủy heo vẫn sẽ phát sinh vấn đề ô nhiễm môi trường, cụ thể là khói, bụi.

UBND TP Cần Thơ đã thống nhất hỗ trợ người chăn nuôi có heo bị mắc dịch, nghi mắc dịch phải tiêu hủy với mức 38.000 đồng/kg (khi giá thị trường heo hơi thấp hơn 38.000 đồng/kg). Còn khi giá thị trường cao hơn 38.000 đồng/kg, thì mức hỗ trợ sẽ là 80% giá thị trường, nhưng không thấp hơn 38.000 đồng/kg. Riêng, đối với heo nái, heo đực giống đang khai thác sẽ hỗ trợ với mức 1,5 lần so với giá heo khác.

Ngoài ra, sẽ hỗ trợ thù lao cho cán bộ thú y và những người trực tiếp tham gia phòng chống dịch với mức tối đa là 100.000 đồng/ngày làm việc và 200.000 đồng/người vào các ngày nghỉ, ngày lễ.

Chiều 5-6, trao đổi với PV Báo SGGP, ông Nguyễn Văn Quốc, Phó Chi cục Chăn nuôi thú y tỉnh Bình Định xác nhận thông tin về t ổ dịch tả heo châu Phi vừa mới được phát hiện tại tỉnh Bình Định.

Ổ dịch tả heo châu Phi mới xuất hiện ở Bình Định có thể do thức ăn thừa ảnh 1           Ngành chức năng tỉnh Bình Định đang tiêu độc, khử trùng

Trên thực tế, ổ dịch này được ngành chức năng tỉnh Bình Định phát hiện từ ngày 30-5, tại đàn heo 53 con của ông N.V.T. (Khu vực 7, phường Nhơn Phú, TP Quy Nhơn).

Ông Quốc cho biết: Hiện, đơn vị đã phối hợp với địa phương tổ chức tiêu hủy cả đàn heo 53 con của ông T. 

Ông Quốc nhận định, nguyên nhân xuất hiện dịch tả heo châu Phi ở đàn heo ông T. có thể là do người nuôi tận dụng, thu gom thức ăn dư thừa từ các nhà hàng, quán ăn bình dân, khách sạn...

Trước đó, ngày 21-5, tại cuộc họp nóng để triển khai khẩn cấp công tác phòng chống dịch tả heo châu Phi, ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định từng nhấn mạnh rằng: Nếu để dịch bệnh xảy ra ở huyện nào thì lãnh đạo huyện đó phải chịu trách nhiệm. Đối với tỉnh thì trước mắt là Chi cục chăn nuôi thú y, sau đó đến Giám đốc Sở NN-PTNT rồi cuối cùng là đến trách nhiệm của lãnh đạo UBND tỉnh…

Tin cùng chuyên mục