Theo giấy phép này, Bamboo Airways có một số điều chỉnh quan trọng như: thay đổi người đại diện hãng theo pháp luật; tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp từ 700 tỷ đồng lên 1.300 tỷ đồng; tăng quy mô khai thác đội bay từ 10 lên 30 chiếc; bổ sung các chi nhánh của hãng tại Hà Nội, Thanh Hóa, TPHCM…
Theo đánh giá của Cục Hàng không Việt Nam, nguồn lực hiện tại và kế hoạch đào tạo tuyển dụng của Bamboo Airways có thể đảm bảo nguồn nhân lực khai thác đội máy bay đến 30 chiếc.
Dự kiến, những chiếc máy bay thân rộng đầu tiên của hãng sẽ được Boeing bàn giao vào quý 4-2020. Để phục vụ hoạt động trước mắt, Bamboo Airways đang lên kế hoạch thuê máy bay, dự kiến tiếp nhận và đưa vào khai thác mẫu máy bay Boeing 787-9 Dreamliner ngay trong tháng 10-2019.
Đại diện Bamboo Airways khẳng định, hãng không có kế hoạch đưa vào khai thác thương mại dòng máy bay thân rộng Airbus A330 mà hãng khác vừa dừng khai thác như một số thông tin gần đây trên báo chí và mạng xã hội.
Thời gian tới hãng chỉ tập trung vào dòng máy bay thân rộng Boeing B787-9 Dreamliner và dòng máy bay thân hẹp Airbus A321. Đến quý 1-2020, đội bay của hãng sẽ đạt 30 máy bay và đạt 100 máy bay vào năm 2024.
Tin cùng chuyên mục

Còn xảy ra lỗi không nhận diện thẻ trong thu phí không dừng trên cao tốc

Tài xế lại phản đối thu phí tại trạm BOT Kiến Xương

Hàng không bắt đầu mở bán vé máy bay Tết

Cao tốc Hòa Liên - Túy Loan khởi công trong quý 1-2023

Phấn đấu hoàn thành cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu trong năm 2026

Khảo sát tuyến đường thủy từ TPHCM đi Tiền Giang, Bến Tre

Đường sắt chạy thêm nhiều tàu trong dịp nghỉ lễ 2-9

Trải nghiệm cùng Waterbus

Giá cước vận tải giảm... từ từ
