
Sau 2 năm thực hiện đề án, toàn tỉnh có 349 cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống, công suất từ 32- 35 tỷ con giống mỗi năm; sản lượng nuôi trồng trên 295.800 tấn. Bạc Liêu đang đẩy mạnh phát triển nuôi tôm với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, bền vững như: nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, tôm- rừng, tôm- lúa. Riêng mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao đã có sự phát triển nhanh so với năm 2019.

Hiện nay, đã đầu tư xây dựng hoàn thành giai đoạn 1 và thực hiện xong các hồ sơ triển khai giai đoạn 2 của Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu. Tính đến nay đã tuyển chọn được 9 doanh nghiệp đầu tư vào khu.
Về giải pháp thực hiện đề án đến năm 2025, ông Lưu Hoàng Ly cho biết, tập trung đẩy mạnh phát triển nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh ứng dụng công nghệ cao để gia tăng sản lượng và chất lượng. Ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh, chế biến sản phẩm ăn liền để năng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2025 xuất khẩu tôm đạt 1,3 tỷ USD…
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Lữ Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu cho biết, thời gian còn lại của đề án không còn nhiều. Vì vậy, tập trung giải quyết các vướng mắc. Theo đó, ngành điện phải đảm bảo phục vụ cho người nuôi tôm. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh liên kết giữ các doanh nghiệp, hợp tác xã nuôi tôm. Trong quy hoạch, thời gian tới cần có khu, cụm công nghiệp dành cho các nhà máy chế biến thủy sản.
Tin cùng chuyên mục

Đổ nợ vì sâm Ngọc Linh chết hàng loạt

Xuất khẩu điều giảm do giá dầu tăng, dịch bệnh, chiến tranh Nga - Ukraina

TP Cần Thơ có 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Nước mắm Việt Nam hướng tới xuất khẩu

“Thủ lĩnh” trồng lúa nếp hữu cơ

Chế tài mạnh việc xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định

Tây Nguyên: Tái canh, ghép cải tạo hơn 38.000ha cà phê

Sóc Trăng xử lý nhiều vi phạm trong lĩnh vực phân bón, thuốc bảo vệ thực vật

Đưa nông sản Tây Nguyên xuất ngoại
