ASEAN vướng bẫy thu nhập trung bình

Bẫy thu nhập trung bình ngày càng được nhắc tới nhiều trong bối cảnh nguy cơ suy thoái kinh tế kéo dài ở các nước thu nhập trung bình trong ASEAN, trong đó sự phụ thuộc ngày càng tăng vào các công ty đa quốc gia (MNC) nước ngoài.

Bẫy thu nhập trung bình là sự tăng trưởng kinh tế chậm lại kéo dài đối với một quốc gia ở giai đoạn thu nhập trung bình.

Năm 2010, Chính phủ Malaysia chính thức thừa nhận rằng họ bị mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình. Do đó, chính phủ gần đây đã trì hoãn mục tiêu đưa quốc gia này thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2024. Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan đã chậm lại 1% trong năm 2011 do lũ lụt nghiêm trọng. Theo bài viết của nhà kinh tế Satoru Kumagai, thuộc Tổ chức Xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO) trên tạp chí East Asia Forum, mặc dù tài liệu của WB chỉ ra nhiều nguyên nhân khác nhau của bẫy thu nhập trung bình, nó được coi là sự thất bại của việc nâng cấp công nghiệp cho các nước ASEAN.

Nâng cấp công nghiệp trì trệ ở các nước ASEAN thường liên quan đến việc không tích lũy được nguồn nhân lực công nghiệp, liên kết công nghiệp yếu, cũng như không đủ năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D). Điều này trở nên rõ ràng khi quan sát Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc - cả ba có rất nhiều MNC ra đời trong các lĩnh vực sản xuất khác nhau.

Trong danh sách 500 công ty hàng đầu trên thế giới năm 2018 (Fortune Global 500 2018), 27 công ty sản xuất được liệt kê có trụ sở tại Nhật Bản, 9 tại Hàn Quốc và 44 tại Trung Quốc. Các nước Malaysia, Thái Lan và Indonesia mỗi nước chỉ có 1 công ty lọt vào danh sách này. Không có công ty ASEAN hàng đầu nào là các công ty sản xuất.

Theo nhà kinh tế Kumagai, ở các nước đang phát triển, sự phụ thuộc vào các MNC nước ngoài có thể gây ra nhiều hạn chế.  Một mặt, nó có thể là một bước ngắn để phát triển công nghiệp và công nghệ. Các nước đang phát triển thường không có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu mà không có sự hỗ trợ của các MNC nước ngoài. Các nước đang phát triển cũng được hưởng lợi từ sự lan tỏa công nghệ xuất phát từ các MNC chuyển giao kiến thức  cho các nước sở tại để hỗ trợ sản xuất với chi phí thấp hơn.

Mặt khác, các MNC có thể cản trở khả năng các quốc gia có thu nhập trung bình tích lũy kiến thức công nghiệp bằng cách kiểm soát dòng chảy kiến thức. Tốc độ chuyển giao kiến thức của các MNC nước ngoài cho nước sở tại chậm hơn so với các MNC của chính nước sở tại, nơi tiến hành R&D. Chỉ 10% đến 30% các hoạt động R&D của MNC diễn ra ở các công ty con nước ngoài, trong khi 80% tổng số R&D tập trung ở các nước OECD. Mặc dù các MNC nước ngoài dự kiến sẽ tăng cường nâng cấp công nghệ cho các nền kinh tế chủ nhà, nhưng hiệu ứng này giảm dần khi mức thu nhập của các nền kinh tế chủ nhà vượt quá mức thu nhập trung bình cao.

Trong khi sự phụ thuộc vào các MNC nước ngoài là một yếu tố chính dẫn đến bẫy thu nhập trung bình ở các nước ASEAN, các MNC lại nắm giữ quyền quyết định. Theo ông Kumagai, các nước ASEAN phải xem xét lợi ích và thách thức của cả MNC trong nước và nước ngoài, cho phép các nền kinh tế của họ tăng trưởng chậm nhưng chắc và tăng dần lên các bậc thang của R&D.

Tin cùng chuyên mục