Ấn Độ hướng đến giảm ô nhiễm bụi mịn đô thị

Nhằm giảm ô nhiễm không khí tại các thành phố trên cả nước, Bộ trưởng Bộ Môi trường liên bang Ấn Độ Prakash Javadekar vừa thông báo, chính phủ đã thông qua Chương trình không khí sạch quốc gia (NCAP), theo đó xem xét kế hoạch giảm 20%-30% nồng độ bụi mịn (bụi PM). 
Thủ đô New Delhi từng bị xếp hạng ô nhiễm nhất thế giới
Thủ đô New Delhi từng bị xếp hạng ô nhiễm nhất thế giới

Trước đó, theo Greenpeace, trong 6 tháng đầu năm 2020, ảnh hưởng từ ô nhiễm không khí ở riêng thủ đô New Delhi đã góp phần cướp đi khoảng 24.000 sinh mạng và gây thiệt hại 5,8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của nước này. Đây cũng là thiệt hại kinh tế cao nhất vì ô nhiễm không khí của 28 thành phố lớn trên thế giới, tính theo thiệt hại về GDP.

Từ tháng 4 vừa qua, Ấn Độ đã áp dụng các tiêu chuẩn cao hơn để kiểm soát khí thải trên toàn quốc, giảm đáng kể lượng khí thải do phương tiện giao thông. Tờ The Hindu dẫn số liệu do ông Javadekar cung cấp ngày 18-10 cho thấy, số ngày có chất lượng không khí ô nhiễm trong 9 tháng đầu năm nay tại Ấn Độ đã giảm từ 250 ngày trong năm 2016 xuống còn 180 ngày trong năm 2020.

Ô nhiễm môi trường tại Ấn Độ chủ yếu do khí thải từ các phương tiện giao thông và hoạt động công nghệ, bụi từ các công trường, công tác quản lý rác thải yếu kém…

Trước đó, một nghiên cứu của các nhà khoa học có tiêu đề “Mối liên hệ tiềm tàng giữa chất lượng không khí ô nhiễm và sự lây truyền của virus SARS-CoV-2 ở các khu vực bị ảnh hưởng” đăng trên tạp chí Nghiên cứu Môi trường cũng đã chỉ ra rằng, ô nhiễm không khí ảnh hưởng gián tiếp đến việc lây lan virus SARS-CoV-2 và việc cải thiện chất lượng không khí có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm.

Tin cùng chuyên mục