Năm 2020, tình trạng xâm nhập mặn sâu 45-66km; hạn hán tác động 10/13 tỉnh thành, khoảng 430.000 người thiếu nước sinh hoạt. Suy giảm rừng ngập mặn 300ha/năm; thiếu hụt 30-80% lượng bùn cát (so với trước khi xây các đập xây dựng); sụt lún 5-10mm/năm.
Bà Vũ Minh Hằng, cán bộ dự án của UN-Habitat (Cơ quan của Liên hiệp quốc về phát triển khu dân cư và đô thị bền vững) cho biết, thông qua Bộ TN-MT, UN-Habitat đã có dự án hỗ trợ ĐBSCL phát triển bền vững thích ứng BĐKH với nguồn tài chính khoảng 6,3 triệu USD.
Dự án chia thành 4 hợp phần. Hợp phần 1 (2021-2023), tập trung nâng cao năng lực thể chế và năng lực cộng đồng trong phát triển khu định cư con người - sinh thái, hỗ trợ nâng cao các hành động ứng phó BĐKH cấp địa phương. Hợp phần 2 (2022-2024), xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động cho khu định cư con người - sinh thái lồng ghép vào quy hoạch và chính sách. Hợp phần 3 (2022-2024), triển khai xây dựng hạ tầng bảo vệ quy mô nhỏ một số tỉnh của vùng. Hợp phần 4 (2024), tập trung giải pháp nâng cao nhận thức và bảo vệ tri thức.
Tin cùng chuyên mục

Cộng đồng khoa học chung tay ứng phó ô nhiễm nhựa

Bịt “khoảng trống” trong xử lý nước thải đô thị

Thực hiện đồng bộ giải pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước

TP Thủ Đức phát động tháng cao điểm phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường

Học sinh thích thú với các hội thi vì môi trường xanh tại VWS

Tăng Thanh Hà nhận nuôi trọn đời một con gấu

Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà: Công tác bảo vệ môi trường đã có sự chuyển biến rất mạnh mẽ

Tìm sáng kiến bảo vệ môi trường

Việt Nam cần khoảng 368 tỷ USD thích ứng với biến đổi khí hậu
