40% bệnh nhân lao bị mất dấu, không kiểm soát được

Sáng 24-3, Ban chỉ đạo Chương trình chống lao TPHCM tổ chức hội nghị truyền thông Ngày thế giới phòng chống lao (24-3) và tổng kết 1 năm dự án “Can thiệp dự phòng, tìm kiếm ca bệnh kết nối điều trị với chương trình chống lao giai đoạn 2020-2025 tại TPHCM”.
Chăm sóc người bệnh lao phổi nặng tại Khoa Hồi sức cấp cứu - Chống độc, BV Phạm Ngọc Thạch
Chăm sóc người bệnh lao phổi nặng tại Khoa Hồi sức cấp cứu - Chống độc, BV Phạm Ngọc Thạch

Theo TS-BS Nguyễn Hữu Lân, Giám đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, chủ nhiệm Chương trình chống lao thành phố, Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao và là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 170.000 ca mắc mới (báo cáo WHO 2020), hơn 11.000 ca tử vong và điều trị khỏi bệnh trên 90% trong số ca. TPHCM là nơi có dịch lao cao nhất nước, hàng năm phát hiện và đưa vào điều trị khoảng 15.000 bệnh nhân lao. Tuy nhiên, tỷ lệ phát hiện chỉ đạt khoảng 60% số trường hợp mắc lao mới trong cộng đồng; 40% bệnh nhân vẫn bị mất dấu, không kiểm soát được. 

Theo số liệu từ Chương trình chống lao quốc gia, tỷ lệ phát hiện lao đã giảm tới 11%, TPHCM là 3,1%. Còn tỷ lệ bỏ điều trị tiếp tục ở mức cao (15,3%) trong các năm gần đây. Vì vậy việc phát hiện sớm, chủ động truy vết không những cứu sống người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây lan cho cộng đồng và giảm nhanh dịch tễ bệnh lao.

Tin cùng chuyên mục