320 nghệ nhân, thợ thủ công dự lễ rước “Tinh hoa nghề Việt“

Chiều 1-5, người dân và du khách đổ về đứng kín hai bên của một số tuyến đường chính tại TP Huế để dõi theo đoàn rước tôn vinh các nghệ nhân, thợ thủ công và nghề truyền thống Việt Nam.

Đây là một trong những hoạt động chính tại Festival Nghề truyền thống Huế 2017 chủ đề “Tinh hoa nghề Việt”.

Đoàn rước với hơn 320 nghệ nhân và thợ thủ công thuộc 41 cơ sở và làng nghề truyền thống trong cả nước cùng các thanh viên trong đoàn nhạc lễ, bát âm, đội cầm nghi trượng, kiệu rước...

320 nghệ nhân, thợ thủ công dự lễ rước “Tinh hoa nghề Việt“ ảnh 1Đoàn nhạc lễ, bát âm, đội cầm nghi trượng dẫn đầu đoàn rước tôn vinh các nghệ nhân, thợ thủ công và nghề truyền Việt Nam
Từ công viên Tứ Tượng, đám rước đã di chuyển dọc đường Lê Lợi qua cầu Trường Tiền bắc qua sông Hương, vòng về đường Trần Hưng Đạo, qua Cầu Mới rồi về lại đường Lê Lợi để đến sân khấu Bia Quốc học dài gần 2km.
320 nghệ nhân, thợ thủ công dự lễ rước “Tinh hoa nghề Việt“ ảnh 2 3 nghệ nhân thêu, kim hoàn và đúc đồng của cố đô Huế dẫn đầu đoàn rước tôn vinh các nghệ nhân, thợ thủ công và nghề truyền thống Việt Nam
Bên cạnh đó còn có học sinh, sinh viên trong trang phục áo dài truyền thống, các người mẫu, hoa hậu trong trang phục làm từ chất liệu truyền thống của các nhà thiết kế tham gia Festival nghề lần này.
320 nghệ nhân, thợ thủ công dự lễ rước “Tinh hoa nghề Việt“ ảnh 3 Học sinh mang theo các mặt hàng lưu niệm Huế tham gia đoàn rước.
  320 nghệ nhân, thợ thủ công dự lễ rước “Tinh hoa nghề Việt“ ảnh 4 Sinh viên Huế tham dự đoàn rước kiệu tôn vinh các nghệ nhân, thợ thủ công và nghề truyền Việt Nam.

Chiều cùng ngày, lễ tế tổ bách nghệ đã diễn ra tôn nghiêm tại TP Huế. Ông Nguyễn Đăng Thạnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Huế, Phó Trưởng ban tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế 2017 cho biết, thương hiệu Festival Nghề truyền thống Huế đã đem lại rất nhiều dấu ấn.

Đó không chỉ là không khí rộn ràng, vui tươi và đậm đà màu sắc Việt Nam qua không gian nghề truyền thống được sắp đặt đầy thú vị mà còn là một sân chơi cho các nghệ nhân khắp mọi miền đất nước về trình diễn, thi thố tài năng.

Tài năng của các nghệ nhân bàn tay vàng qua Festival Nghề truyền thống được mọi người biết đến, ngưỡng mộ. Từ đó tạo ra động lực mạnh mẽ tiếp sức cho những người trẻ, nghệ nhân trẻ nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề truyền thống của cha ông.

Riêng Festival Nghề truyền thống Huế 2017, nhiều làng nghề truyến thống tham gia mà không đề nghị hỗ trợ kinh phí từ ban tổ chức.

Bên cạnh đó, 6 thành phố đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đã cử nghệ nhân tuyển chọn từ các làng nghề truyền thống nổi tiếng của đất nước họ đến tham dự và giới thiệu các sản phẩm thủ công tại Festival.

Các người mẫu, hoa hậu trong trang phục làm từ chất liệu truyền thống của các nhà thiết kế tham gia Festival

Ngoài các chương trình có dấu ấn từ Festival trước như lễ hội ẩm thực, chương trình hội tụ bản sắc châu Á, còn có những chương trình mới lần đầu xuất hiện tại Festival Nghề truyền thống Huế 2017 như: Lễ hội áo dài, liên hoan chiếu phim Hàn Quốc, lễ hội khinh khí cầu… 

“Không chỉ thành công ở khâu tổ chức, quảng bá thương hiệu làng nghề mà hàng chục cơ sở đã thành danh thông qua các kỳ Festival. Nhiều làng nghề tưởng như mai một theo thời gian đã sống dậy như: gốm Phước Tích, mộc Mỹ Xuyên, mây tre đan Bao La hay nghề nón, hoa giấy Thanh Tiên…

Một số làng nghề gây được tiếng vang và ký kết nhiều hợp đồng giá trị sau khi tham gia lễ hội này. Đặc biệt, qua Festival Nghề truyền thống, nghề dệt Zèng ở A Lưới đã có điều kiện để được quảng bá rộng rãi hơn đến với công chúng, tạo nên động lực quan trọng để chắp cánh cho nghề truyền thống của đồng bào dân tộc phát triển mạnh mẽ, để giờ đây đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia” - Ông Nguyễn Đăng Thạnh phấn khởi cho biết thêm.

Tin cùng chuyên mục