Theo ông Nguyễn Văn Thành, quá trình sửa chữa sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông trên tuyến cao tốc này. Dự kiến hoàn thành công tác thay thế các camera bị hư hỏng, hệ thống điện, màn hình bị lỗi… trong thời gian khoảng 2 tháng.
Riêng hệ thống phần mềm sẽ mời các chuyên gia Hàn Quốc sang để nâng cấp. Về giải pháp lâu dài, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ mời các công ty công nghệ trong nước viết phần mềm riêng cho hệ thống này để không phụ thuộc đối tác nước ngoài.
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hệ thống ITS của cao tốc TPHCM - Trung Lương được đầu tư hơn 38 triệu USD và đưa vào khai thác từ tháng 7-2015. Tuy nhiên đến năm 2018, hệ thống này bắt đầu bị lỗi phần mềm khi hết hạn bảo hành. Tiếp đó, các phần cứng như camera, màn hình, điện cũng bắt đầu hư hỏng. Toàn bộ hệ thống có 14 bảng điện tử được lắp đặt dọc tuyến; trong đó, có 8 bảng ở trên tuyến chính và 6 bảng trên đường dẫn. Hiện 3 bảng trên tuyến chính và 3 bảng trên tuyến dẫn bị hư hỏng do đứt cáp, nguồn điện không ổn định. Trong khi đó, phần mềm đã bị lỗi nên không thể cập nhật các thông tin mới lên các bảng này.
Hệ thống ITS của cao tốc TPHCM - Trung Lương được đầu tư hơn 38 triệu USD và đưa vào khai thác từ tháng 7-2015.
Tin cùng chuyên mục

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khảo sát cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

Đường dây nóng hỗ trợ chủ phương tiện đi cao tốc Hà Nội - Hải Phòng từ ngày 1-6

Cuối tháng 7-2022, VEC phải hoàn thành lắp đặt hệ thống ETC tại các dự án đang quản lý

Đề xuất xây tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ

Nhiều nhà dân ở Đà Lạt bị ngập sau trận mưa lớn

Sẽ nâng diện tích cây xanh lên 3-4m²/người

Về đề xuất chung cư có thời hạn sử dụng: Phải đảm bảo quyền lợi người dân và phù hợp với thực tế

VEC tiếp tục chây ỳ sửa chữa hư hỏng trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

1.098 tỷ đồng nâng cấp đường sắt đoạn Nha Trang - Sài Gòn
