Xây mới và thoát cũ không thể thiếu vai trò của quỹ đầu tư mạo hiểm


Tại Hội thảo “Doanh nghiệp Việt Nam trước ngưỡng cửa chuyển đổi số” vừa được Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức hôm nay 18-7, các chuyên gia khuyến cáo doanh nghiệp cần đánh giá toàn diện và có giải pháp để “xây mới” và "thoát cũ". Đồng thời, không thể xem nhẹ tác động xã hội của rủi ro mất việc làm.
Kết quả khảo sát công nghiệp chế tác tiến hành đầu năm nay cho thấy có đến 35% chưa có kế hoạch áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) cho quản lý chuỗi cung ứng
Kết quả khảo sát công nghiệp chế tác tiến hành đầu năm nay cho thấy có đến 35% chưa có kế hoạch áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) cho quản lý chuỗi cung ứng

Theo nghiên cứu của PGS, TS Trần Đình Thiên và TS Võ Trí Thành, trong khi những lợi ích của chuyển đổi số (được hiểu là việc sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi tổng thể và toàn diện phương thức phát triển, cách sống, cách làm việc nói chung và mô hình kinh doanh đối với doanh nghiệp nói riêng - PV) là hết sức rõ ràng, thì những thách thức cũng vô cùng to lớn. Trong đó, nhóm thách thức xây mới có thể sẽ “rất đắt”, không chỉ nguồn vốn tài chính, mà cả những nguồn lực vật chất khác, đặc biệt là nguồn nhân lực. Chính vì thế mà miếng bánh được ăn chia của các doanh nghiệp trong nước còn rất nhỏ.

Theo Bộ Công Thương, kết quả khảo sát năm 2018 cho thấy 16/17 ngành được khảo sát đang có mức độ sẵn sàng “thấp”. Doanh nghiệp tuy háo hức với chuyển đổi số về hạ tầng và hậu cần, nhưng lại ít chuẩn bị về tài chính, chiến lược và sản xuất thông minh. Kết quả khảo sát công nghiệp chế tác tiến hành đầu năm nay cho thấy có đến 35% chưa có kế hoạch áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) cho quản lý chuỗi cung ứng và 77% doanh nghiệp không chia sẻ dữ liệu về hoạt động nhà máy với khách hàng hoặc nhà cung ứng, mức áp dụng ICT cho giám sát sản xuất, hệ thống quản trị chuỗi cung cấp (SCM) và kiểm soát chất lượng (QCC).  

Đáng lưu ý, rủi ro xã hội do tình trạng mất việc làm là không nhỏ, khi hàng trăm, hàng ngàn nhà máy “đời cũ” phải đóng cửa do nền sản xuất chuyển sang thời đại công nghệ mới. Chi phí đào tạo nguồn nhân lực cho hàng trăm, hàng triệu người mất việc từ khi còn rất trẻ cũng như cho lực lượng lao động mới là rất lớn và cấp bách, trong khi nhiều nền kinh tế khó có năng lực đáp ứng.

Để giải quyết vấn đề trên, các tác giả Trần Đình Thiên và Võ Trí Thành nhận định: “Tinh thần kinh doanh vô cùng quan trọng, nhưng chưa đủ; thực tế rất cần một hệ sinh thái khởi nghiệp hiệu quả. Trong đó, cần đặc biệt lưu ý đến vai trò then chốt của vốn đầu tư mạo hiểm cùng điều kiện rút vốn; tư vấn có kinh nghiệm và những “vườn ươm công nghệ”. Cùng với đó là bảo đảm tốt quyền sở hữu trí tuệ…”.

Tin cùng chuyên mục