Xây dựng thương hiệu từ hàng Việt chất lượng

Trong xu thế hội nhập kinh tế và quốc tế hóa với sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ ở các thị trường xuất khẩu mà ngay trên sân nhà, các doanh nghiệp phải chủ động nâng cao nhận thức và đầu tư bài bản cho vấn đề xây dựng thương hiệu từ hàng Việt chất lượng. 

 

 

 
Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường TPHCM
Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường TPHCM
Mặc dù vấn đề xây dựng thương hiệu không mới và đã trở thành yêu cầu cấp thiết nhưng tại Việt Nam vẫn còn khá nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh chưa xem trọng hay đánh giá đúng ý nghĩa quan trọng của thương hiệu như một tài sản vô giá cần giữ gìn và phát huy.

TS Trần Sĩ Chương, chuyên gia kinh tế, phân tích: “Người tiêu dùng biết đến và chọn mua hàng hóa vì đó là thương hiệu nổi tiếng trên toàn cầu chứ không phải ưu tiên xuất xứ hàng hóa, sản xuất kinh doanh ở đâu. Bên cạnh đó, thương hiệu không đơn thuần là yếu tố nhận biết và phân biệt sản phẩm, đơn vị sản xuất kinh doanh, mà theo thời gian, thương hiệu trở thành tài sản có giá trị của doanh nghiệp và là bảo chứng cho chất lượng sản phẩm, tạo uy tín nơi người tiêu dùng”.

Đồng quan điểm, bà Lê Thanh Lâm, Phó Tổng giám đốc Công ty Saigon  Food, cho hay doanh nghiệp Việt thường gặp nhiều thách thức khi thực hiện chiến lược truyền thông và quảng bá sản phẩm. Đặc biệt, doanh nghiệp nhỏ và vừa không có đủ chi phí để tiếp thị sản phẩm hoặc đối mặt với quan ngại chi phí này sẽ làm đội giá thành sản phẩm. 

Trước thực trạng này, bà Lê Thanh Lâm cho rằng, với nguồn chi phí hạn hẹp, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chọn hướng đi khác nhưng vẫn hiệu quả, như dùng chính chất lượng sản phẩm kết hợp với mức giá cạnh tranh để làm thương hiệu. Điển hình, Saigon Food đã phát triển thêm hàng chục cửa hàng bán lẻ sản phẩm (bên cạnh việc phân phối hàng vào hệ thống siêu thị, mạng lưới chợ truyền thống...) nhờ vào phương thức dùng chính chất lượng sản phẩm để tiếp cận người tiêu dùng, thay vì thực hiện quảng cáo qua các kênh truyền thông. 

Tin cùng chuyên mục